28/04/2013 06:46 GMT+7

Tìm thuốc giúp đời

HẢI YẾN
HẢI YẾN

TT - Trên đời này hiếm ai như bà Phạm Thị Ngọc Huệ (78 tuổi, trọ ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM). Thân mình có bệnh thì không lo, ngày nào cũng đi tìm thuốc cho chùa.

Phóng to
Bà Huệ phải nhổ, phơi khô gần cả tháng mới được số thuốc này - Ảnh: Yến Trinh

Chừng 11g, bà Huệ kiểm tra bọc bị, dây ràng rồi đạp xe đi kiếm thuốc sau khi buổi sáng đã bán một ít trong xấp vé số ba chục tờ. Chẳng rành đường sá gì nên bà cứ đi đại, thấy chỗ nào có cây thuốc như nhãn lồng, màn ri, lưỡi đồng... lại tấp vào nhổ, cẩn trọng khác hẳn người ta nhổ cỏ vườn. Trời lúc thì nắng chang chang, lúc mưa như trút nước nhưng bà “ghiền” đi nên chẳng hôm nào ngưng. Bà cứ nhổ như vậy đến chừng 14g thì về xắt thuốc phơi khô. 16g, bà lại đạp xe đi bán chỗ vé số còn hồi sáng.

Nơi bà hay phơi thuốc là vỉa hè phía ngoài UBND P.7, Q.Phú Nhuận - gần chỗ bà trọ. Ban đầu người ta còn thắc mắc, sau dần mỗi khi gió to hoặc mưa là mọi người lại xúm vào hốt thuốc đem cất giùm bà lão tội nghiệp. Chừng 3-4 ngày, lượng thuốc được kha khá, bà lại bỏ bọc đem lên chùa.

Bà kể: “Có cái hốc nào trong khu nhà trọ, tui lại tận dụng làm chỗ để những bọc thuốc đã phơi khô. Riết rồi mấy người ở trọ gần phòng cũng phải cằn nhằn, ý rằng bà già mà còn lo chuyện thiên hạ”. Nhưng bà “lo chuyện thiên hạ” mười năm nay rồi. Với bà, một thân một mình, bị thoái hóa ruột và đồ ăn hằng ngày là cơm xin ở chùa về xào với rau, tiền trọ mỗi tháng gom nhặt từ tiền bán vé số thì có lẽ hạnh phúc lớn nhất là niềm tin cây thuốc của mình sẽ giúp cho người. Bởi có còn gì đâu cho một phận người như thế.

Sở dĩ bà Huệ biết đến những cây thuốc nam là nhờ mấy lần đi chùa bà hay ghé phòng thuốc từ thiện của chùa. Thấy người dân ở quê lên lễ chùa hay biếu thuốc nam, bà cũng hỏi sư thầy tên gọi và cách phân biệt các loại cây thuốc. “Mấy lần đầu đi kiếm thuốc, tui cứ moi moi vạch vạch mấy bụi cỏ, tới hồi nhận dạng đúng cây mà sư thầy nói, mừng hết lớn. Sau này tui rành hơn, đi nhổ thuốc cũng nhanh hơn hồi trước” - bà cười móm mém.

Các chùa bà hay đưa thuốc như chùa Linh Quang, Thái Bình (Q.11), Quan Âm tự (Q.Phú Nhuận), Hưng Quang tự (Q.12)... nhiều lần khuyên bà đừng đi kiếm thuốc cơ cực quá, nhưng bà chẳng nghe. Bên UBND P.7 và các sư thầy trên chùa cũng muốn bà vào viện dưỡng lão hoặc nhà chùa nhưng bà từ chối: “Tui còn sức, lại một thân một mình phiền người ta làm chi. Thay vì ngồi không thở than phận già, tui bươn ra đường nhổ mấy cây thuốc chắc chắn nhiều người đang cần. Có gì đâu mà cực khổ, tui chỉ khổ khi tui vô tích sự thôi”.

HẢI YẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar