12/08/2020 11:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tìm thấy virus corona trong sữa mẹ ở Nhật: thực hư ra sao?

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Sau thông tin sữa của một bà mẹ Nhật Bản dương tính với virus corona chủng mới, các bà mẹ ở nước này lo lắng không yên. Tuy nhiên bác sĩ đã trấn an họ về nguy cơ bệnh lây qua đường cho con bú.

Tìm thấy virus corona trong sữa mẹ ở Nhật: thực hư ra sao? - Ảnh 1.

Một bà mẹ cho con bú ở Tokyo, Nhật Bản hôm 2-8 - Ảnh: KYODO

"Cho con bú có an toàn trong đại dịch COVID-19?". Câu hỏi được Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) đặt ra ngày 11-8, sau khi truyền thông Nhật, hồi tháng 7, tường thuật về việc sữa của một bà mẹ trẻ tại tỉnh Wakayama dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19.

Người phụ nữ này nhập viện sau khi mắc COVID-19 hồi tháng 4. Bệnh nhân đã được xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) đối với sữa để biết liệu có thể tiếp tục cho con bú hay không, và kết quả cho ra là dương tính. Lúc đó, người phụ nữ này bị viêm tuyến sữa và bị sốt.

Tuy nhiên, 2 ngày sau, một xét nghiệm với sữa của bà mẹ này lại cho kết quả âm tính. Nhà chức trách Wakayama cho rằng có hai khả năng dẫn tới kết quả đối lập như vậy.

Thứ nhất, virus có thể đã rò rỉ trong lúc cho con bú do người phụ nữ bị viêm tuyến sữa. Để củng cố giả thuyết này, sữa của một bà mẹ khác - cũng bị mắc COVID-19 nhưng không bị viêm tuyến sữa - được đi xét nghiệm, kết quả âm tính.

Thứ hai, có thể sữa của người phụ nữ trên đã bị nhiễm virus trong quá trình được lấy đi xét nghiệm.

Theo Hãng tin Kyodo, hiện các tổ chức y tế có cách tiếp cận khác nhau trong vấn đề này. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuần trước nói rằng nguy cơ mắc COVID-19 do bú sữa mẹ là không đáng kể và hiện chưa được chứng minh. 

Hồi tháng 6, WHO khuyên các bà mẹ tiếp tục cho con bú vì sữa mẹ chứa nhiều dinh dưỡng và kháng thể, đồng thời kêu gọi họ thực hiện các biện pháp đề phòng COVID-19 như đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ.

Tuy nhiên, cũng trong tháng 6, Hội sản khoa và phụ khoa Nhật Bản đưa ra một thông báo có nội dung: "Do có nhiều báo cáo cho thấy virus corona chủng mới được phát hiện trong sữa mẹ, chúng tôi tin rằng con của các bà mẹ bị nhiễm virus nên chỉ được cho uống sữa công thức ít nhất 1 tháng sau sinh".

Họ cũng khuyên cần tách mẹ và con trẻ cho đến khi cả hai đều có kết quả âm tính. Với nhiều lời khuyên khác nhau như vậy, một số bà mẹ đã trở nên bối rối và lo lắng về nguy cơ virus lây cho con khi cho bú sữa mẹ.

"Cuối cùng tôi thật sự không biết nên làm gì" - một bà mẹ 38 tuổi ở Tokyo, hiện có một bé gái 10 tháng tuổi, chia sẻ. Bà cho biết: "Con gái tôi không thích uống sữa bột. Tôi vẫn muốn tiếp tục cho bé bú đến khi có bằng chứng cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa virus corona chủng mới và sữa mẹ".

Yuka Wada, một bác sĩ tại Trung tâm sức khỏe và phát triển trẻ em quốc gia ở Nhật Bản, đã kêu gọi các bà mẹ bình tĩnh và theo bà, hiện không có bằng chứng cho thấy lây SARS-CoV-2 qua đường cho con bú.

"Xét nghiệm PCR cuối cùng chỉ là một xét nghiệm giúp xác định sự hiện diện của virus, không nói lên được dịch bệnh lây như thế nào. Xin hiểu rằng bạn không gặp 'mối nguy hiểm lơ lửng' nếu sữa của bạn có kết quả xét nghiệm dương tính" - bà giải thích.

Kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái

Theo số liệu Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 3/8, sau khi điều chỉnh lần hai, tăng trưởng kinh tế thực nước này trong quý I/2020 tiếp tục giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?

Đột quỵ là tình trạng nguy cấp đe dọa tính mạng và để lại di chứng nặng nề. Nhưng đột quỵ tái phát còn nguy hiểm hơn.

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Đây là kết quả nghiên cứu với bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng khi áp dụng chương trình ERAS (phục hồi tăng cường sau phẫu thuật) tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar