29/06/2018 09:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tìm thấy hai hành tinh 'bản sao' của Trái đất?

TƯỜNG HÂN
TƯỜNG HÂN

TTO - Cách chúng ta 500 đến 1200 năm ánh sáng, hai hành tinh Kepler-186f và Kepler-62f có thể là “bản sao” đáng ngạc nhiên với khí hậu, địa hình tương tự Trái đất.

Hành trình NASA tiếp cận hai hành tinh "bản sao" của Trái đất - Video: DAILY MAIL

Kepler-186f và Kepler-62f là những hành tinh được xác định có cùng kích thước với Trái đất quay quanh ngôi sao trong vùng có thể tồn tại sự sống. 

Các nhà khoa học mới đây sử dụng hệ thống mô phỏng để phân tích động lực trục xoay của hai hành tinh. Động lực này cho thấy độ nghiêng của hành tinh và quá trình đó tiến triển theo thời gian. Trục nghiêng góp phần vào sự hình thành mùa, khí hậu khi tia nắng Mặt Trời chiếu vào bề mặt hành tinh.

Nhóm nghiên cứu cho rằng Kepler-186f và Kepler-62f có trục nghiêng ổn định tương tự Trái đất, có thể sẽ tạo ra các mùa tuần hoàn, kiểu khí hậu ổn định. Đây là chìa khóa giải thích vì sao Sao Hỏa đã có biến chuyển mạnh mẽ từ cảnh quan đầy nước hàng tỉ năm trước trở thành sa mạc cằn cỗi như hôm nay.

Tìm thấy hai hành tinh bản sao của Trái đất? - Ảnh 2.

Hình ảnh Kepler-186f dựa trên hình dung của các nhà thiên văn học. Thực vật ở đây sẽ màu vàng, mây và nước có thể màu cam vì cách phản chiếu ánh sáng ở đây đặc biệt - Ảnh: NASA

"Sao Hỏa ở trong vùng tồn tại được của Thái Dương hệ nhưng trục nghiêng của nó không ổn định, thay đổi từ 0 đến 60 độ, góp phần phá hủy bầu khí quyển và bốc hơi nước trên bề mặt", Gongjie Li - nữ tiến sĩ Vật lý thiên văn tốt nghiệp ĐH Harvard phụ trách nghiên cứu cho biết. 

Trục nghiêng Trái đất chỉ dao động ở khoảng 22.1 đến 24.5 độ sau chu kì 10.000 năm thậm chí lâu hơn. Góc nghiêng của quỹ đạo hành tinh cũng có thể bị thay đổi bởi lực hấp dẫn với các hành tinh khác trong cùng hệ.

Sao Hỏa và Trái đất tác động mạnh mẽ lên nhau tương tự sao Thủy và sao Kim. Kết quả là trục quanh của chúng "ăn theo" sự thay đổi của quỹ đạo hành tinh. 

Tìm thấy hai hành tinh bản sao của Trái đất? - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ về Kepler-186f - Ảnh: NASA

May mắn là Trái đất đã có Mặt Trăng để cân bằng sự thay đổi đó. Ngược lại, sao Hỏa không có vệ tinh đủ lớn để cân bằng trục nghiêng của nó.

"Cả hai hành tinh Kepler-186f và Kepler-62f đều khác sao Hỏa và Trái đất vì chúng hầu như không chịu lực hấp dẫn nào từ các hành tinh anh em", TS. Li chia sẻ. 

"Chúng tôi không biết liệu hai hành tinh này có mặt trăng hay không, nhưng theo tính toán, kể cả khi không có vệ tinh, trục xoay của chúng vẫn cố định trong khoảng 10 triệu năm".

Điều này không chứng minh hai hành tinh hiện có nước nhưng cả hai là ứng cử viên khá tốt. 

Tìm thấy hai hành tinh bản sao của Trái đất? - Ảnh 4.

Kepler-62f trong hệ so sánh với Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Ảnh: NASA

"Chúng ta vẫn chưa đủ hiểu biết về nguồn gốc sự sống để loại trừ khả năng tồn tại trên các hành tinh có khí hậu thất thường", Yutong Shan - thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.

"Trên Trái đất, sự sống thích ứng đa dạng và hồi sinh đáng kinh ngạc dù trong môi trường khắc nghiệt. Dù vậy, hành tinh có khí hậu ổn định sẽ dễ để gieo mầm sự sống".

Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Công nghệ Georgia (Hoa Kỳ) xuất bản trên tạp chí The Astronomical.

Sơ nét về Kepler-186f

- Bán kính nhỏ hơn Trái đất 10% nhưng khối lượng, thành phần, mật độ vật chất còn là bí ẩn.

- Cách Trái đất 500 năm ánh sáng với quỹ đạo xung quanh ngôi sao lùn đỏ ở trung tâm là 130 ngày.

- Theo NASA, nếu đứng trên hành tinh này vào giữa trưa khi Mặt trời sáng nhất sẽ chỉ bằng Mặt trời trên Trái đất lúc hoàng hôn. Kepler-186f là một trong 5 hành tinh trong hệ, thuộc chòm sao Thiên Nga (Cygnus).

Trái Đất khổng lồ Kepler-62f

- Cách Trái Đất 1200 năm ánh sáng

- Đây là hành tinh giống Trái đất nhất kể từ lần tìm ra Kepler-186f vào năm 2014.

- Với kích thước lớn hơn 40% Trái đất, Kepler-62f trông có vẻ là hành tinh vừa có đất đá và đại dương có thể sinh sống được.

- Hành tinh thuộc chòm sao Thiên Cầm (Lyra), trong hệ gồm 5 hành tinh xoay quanh ngôi sao lạnh và nhỏ hơn Mặt trời của chúng ta.

TTO - Các nhà khoa học cho biết lần đầu tiên họ phát hiện bầu khí quyển xung quanh một hành tinh giống Trái đất nằm cách chúng ta 39 năm ánh sáng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Một nghiên cứu mới của Đại học Duke hé lộ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Càng có nhiều bạn bè thân thiết, chúng càng nuôi con thành công, ngay cả khi không có họ hàng gần bên cạnh.

Bất ngờ bí quyết nuôi con của tinh tinh: Nhập 'hội chị em'

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

NASA phát hiện 'vị khách lạ' lao nhanh qua Hệ Mặt trời

Một vật thể liên sao đang di chuyển nhanh qua Hệ Mặt trời của chúng ta và mới chỉ là vật thể liên sao thứ ba được phát hiện cho đến nay.

NASA phát hiện 'vị khách lạ' lao nhanh qua Hệ Mặt trời

Clip khoảnh khắc sét đánh trúng nóc nhà dân ở Hà Nội sáng nay

Trong cơn mưa dông sáng 3-7, tại Hà Nội sấm sét đánh liên hồi, trong đó có cú sét đánh xuống nhà dân ở khu vực Cổ Linh, Hà Nội.

Clip khoảnh khắc sét đánh trúng nóc nhà dân ở Hà Nội sáng nay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar