16/07/2019 14:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tìm ra cách giúp trồng cây trên sao Hỏa

MINH HẢI (Theo Nature)
MINH HẢI (Theo Nature)

TTO - Các nhà khoa học của NASA và Đại học Edinburgh (Anh) vừa tìm ra cách làm cho bề mặt sao Hỏa phù hợp với nông nghiệp bằng cách sử dụng tấm Aerogel siêu nhẹ ngăn tia UV có hại.

Tìm ra cách giúp trồng cây trên sao Hỏa - Ảnh 1.

Các tấm Aerogel có tác dụng làm ấm mặt đất và làm tan băng đủ để cho thực vật tồn tại - Ảnh: Wikipedia

Nhà vật lý Stephen Hawking từng nói "con người cần phải tìm kiếm những môi trường sống ngoài Trái đất". Nếu thực hiện theo định hướng ấy thì việc tìm cách trồng cây trên những hành tinh xa xôi là điều rất cần nghiên cứu.

Bề mặt, thổ nhưỡng và khí hậu của sao Hỏa hiện nay không phải là nơi thích hợp cho thực vật phát triển. Hành tinh đỏ rất lạnh lẽo, khô và chịu nhiều bức xạ, đất chứa các hóa chất độc hại, trong khi không khí thì có tới 95% là CO2.

Nhưng với mục tiêu biến nơi đây thành ngôi nhà thứ hai của con người, các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) và Đại học Edinburgh (Anh) vừa tìm ra cách làm cho bề mặt sao Hỏa phù hợp với nông nghiệp.

Thiết bị mới này được gọi là "tấm Aerogel", là một tấm vật liệu siêu nhẹ được sáng chế bắt chước hiệu ứng nhà kính của Trái đất, sẽ và biến bề mặt khô cằn, lạnh lẽo của sao Hỏa thành đất phù hợp để canh tác.

Aerogel vốn là vật liệu siêu nhẹ và xốp, được tạo nên từ 97% chất khí, chỉ 3% là silica. Các nhà khoa học cho rằng tấm silica dày 2cm đến 3cm sẽ chặn các tia UV có hại, cho phép lượng ánh sáng vừa đủ để thực vật quang hợp và giữ nhiệt đủ để làm tan băng trong đất của sao Hỏa.

Các nhà khoa học đã áp dụng thử nghiệm thành công cách thức này trong môi trường nhân tạo giống như trên sao Hỏa và công bố kết quả trên tạp chí Nature ngày 15-7.

Các tấm Aerogel sẽ được đặt trực tiếp trên mặt đất để trồng tảo và thực vật thủy sinh hoặc đặt trên cao để tạo hiệu ứng nhà kính thích hợp cho thực vật trên cạn phát triển.

Hiện NASA chưa công bố kế hoạch lắp đặt Aerogel trên sao Hỏa cũng như cách thức thực hiện, nhưng giới khoa học thế giới đều đặt niềm tin vào phát minh mới này.

Trước đây, các nhà khoa học và thiên văn học từng đề xuất nhiều giải pháp để cải tạo đất và thay đổi không khí trên sao Hỏa nhưng vì nhiều lý do đều trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Phát minh mới này hiện đang nhận được sự tán thưởng của giới khoa học thế giới.

Theo Robin Wordsworth, phó giáo sư tại Đại học Harvard, đây là phương pháp hữu ích. "Các tấm Aerogel tuy không giải quyết được triệt để bài toán trồng cây trên sao Hỏa nhưng nó có thể giúp các nhà du hành tương lai tạo ra những ốc đảo nhỏ tại đây. Từ đó làm biến đổi chất lượng đất và không khí trên hành tinh đỏ, dần tạo nên môi trường sống lý tưởng cho thực vật, động vật và con người".

Trong tương lai gần, NASA sẽ cho thử nghiệm ở quy mô nhỏ bằng việc phóng robot. Về lâu dài, phương pháp này sẽ được sử dụng để hỗ trợ các nhiệm vụ thám hiểm vũ trụ của con người, đặc biệt là tạo ra "nhiều Trái đất" hơn trong vũ trụ bao la.

NASA phát hiện khí metan, dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa

TTO - Sao Hỏa đang phát ra lượng lớn một loại khí có thể là dấu hiệu của sự sống của vi khuẩn trên hành tinh này.

MINH HẢI (Theo Nature)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar