22/03/2018 14:15 GMT+7

Tìm ra bí mật giúp gián tỉnh bơ sống ở nơi độc hại

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Nói đến sức sống mãnh liệt phải nói đến loài gián. Trước đây người ta còn cho rằng gián là loài duy nhất có thể sống sót một khi xảy ra sự cố hạt nhân.

Tìm ra bí mật giúp gián tỉnh bơ sống ở nơi độc hại - Ảnh 1.

Gián Mỹ là loài có mặt gần như trong mọi căn hộ ngày nay - Ảnh: AP

Loài gián phổ biến trên thế giới hiện nay là gián Mỹ (tên khoa học Periplaneta americana). Từ thế kỷ 16, gián Mỹ đã theo chân những người di cư từ châu Phi sang châu Mỹ. Sau đó, chúng lấy châu Mỹ làm "bàn đạp" đi khắp thế giới.

Chỗ ở ưa thích của chúng là những góc tối, ẩm trong nhà, chung cư, nhà hàng, văn phòng, trong đó nhà vệ sinh và nhà bếp là nơi gián Mỹ "kết" nhất.

Khả năng sinh sống và phát triển ở những nơi gớm ghiếc của loài gián được quy định chính trong bộ nhiễm sắc thể của chúng.

Để hiểu vì sao loài vật nhỏ bé này có thể sinh sống trong những ngóc ngách dơ bẩn, các nhà khoa học Trung Quốc tiến hành giải mã bộ nhiễm sắc thể của loài gián Mỹ.

Kết quả, nhóm nghiên cứu nhận thấy về mặt di truyền, gián Mỹ có khoảng 20.000 gene bất thường, làm cho số lượng gene của chúng gần bằng số lượng gene của con người.

Nhà khoa học Shuai Zhan cùng nhóm nghiên cứu làm việc tại Viện Sinh thái và sinh lý học thực vật ở Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết chính 20.000 gene dôi dư bất thường này giúp gián chịu đựng được cuộc sống trong những môi trường bẩn thỉu, độc hại.

Trong 20.000 gene đó có một số gene giúp gián có thể cảm nhận mùi thức ăn cũng như thích ứng được với mùi hôi của thực phẩm hư thối hay mùi thực phẩm lên men.

Tìm ra bí mật giúp gián tỉnh bơ sống ở nơi độc hại - Ảnh 2.

Hé mở những bí mật về loài gián Mỹ có thể giúp kiểm soát loài côn trùng này trong tương lai - Ảnh: PestWorld.org

Một nhóm khác trong 20.000 gene giúp hình thành cơ chế giải độc trong cơ thể gián Mỹ giúp bảo vệ chúng khi ăn phải thực phẩm độc hại. Một nhóm gene khác nữa giúp tăng cường hệ miễn dịch của gián, trở thành "lá chắn thép" tiếp theo giúp gián chống lại những vi khuẩn có thể gây nguy hại cho chúng.

Tất cả những cơ chế trên giúp loài gián có khả năng mãnh liệt sinh sống trong môi trường dơ bẩn mà có lẽ không "đồng nghiệp" côn trùng nào có thể chịu được.

Chẳng những sống tốt, gián còn… đẻ tốt. Shuai Zhan cho biết bộ di truyền của gián có một nhóm gene đặc biệt giúp chúng có thể sinh sản với tốc độ ấn tượng.

Nhộng gián cũng có một phép màu khác: một nhóm trong 20.000 gene đó giúp nhộng tái tạo lại các chi khi chẳng may bị gãy hoặc bị kẻ thù làm hại.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Communication.

Shuai Zhan cho biết thông qua việc xác định những gene nào quy định những đặc điểm đặc biệt ở gián, họ hy vọng có thể tìm ra cách kiểm soát loài côn trùng này tốt hơn.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cá voi liên tiếp săn mồi gần bờ biển Gia Lai và Đắk Lắk

Những ngày qua, vùng biển các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk liên tục ghi nhận sự xuất hiện của nhiều cá voi tìm tới săn mồi, thu hút sự chú ý của người dân và du khách.

Cá voi liên tiếp săn mồi gần bờ biển Gia Lai và Đắk Lắk

Có hay không chuyện hai hòn đảo cách nhau khoảng 5km nhưng chênh nhau tới 22 giờ?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin thú vị về hai hòn đảo nằm cách nhau khoảng 5km nhưng lại có múi giờ lệch nhau đến 22 giờ.

Có hay không chuyện hai hòn đảo cách nhau khoảng 5km nhưng chênh nhau tới 22 giờ?

Rùa núi vàng đi lạc, được người dân tập thể dục bắt được giao cho kiểm lâm

Trong lúc đi tập thể dục, hai người dân ở TP.HCM phát hiện hai con rùa núi vàng có biểu hiện yếu nên đem về nhà rồi giao cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM chăm sóc, cứu hộ theo quy định.

Rùa núi vàng đi lạc, được người dân tập thể dục bắt được giao cho kiểm lâm

Tìm ra cách tách vàng trong rác bằng nước muối và tia UV

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Flinders, Úc vừa công bố công nghệ xanh tách vàng trong rác điện tử: họ dùng nước muối, tia UV và polymer tái chế để tách vàng.

Tìm ra cách tách vàng trong rác bằng nước muối và tia UV

Lần đầu 'bắt' được ánh sáng trong thời gian ảo

Các nhà khoa học Mỹ vừa quan sát được ánh sáng khi nó di chuyển trong 'thời gian ảo - một khái niệm toán học tưởng chừng không có thực.

Lần đầu 'bắt' được ánh sáng trong thời gian ảo

Hàn Quốc phát triển robot 'giải bài toán' dân số già

Hyundai hiện đang hoàn thiện hai dòng sản phẩm then chốt: robot hình chó Spot cho giám sát công nghiệp và robot hình người Atlas.

Hàn Quốc phát triển robot 'giải bài toán' dân số già
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar