28/03/2016 11:30 GMT+7

Tìm lại người thân cho em

MAI HƯƠNG
MAI HƯƠNG

TTO - Trong số 24 liệt sĩ TNXP của trung đội 3, đại đội 3, liên đội 303, Tổng đội 3 biên giới hi sinh tại chiến trường Tây Nam, có bảy nữ. Người “chị cả” lớn tuổi nhất là chị Nguyễn Thị Em, 24 tuổi.

Mộ liệt sĩ Nguyễn Thị Em ở nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM - Ảnh: Hân Vũ

Chị Em cũng là người duy nhất của đội không có thông tin về gia đình, người thân.

Hồ sơ còn lưu lại của chị chỉ ghi vài dòng ngắn ngủi: nữ, sinh năm 1954, gia nhập TNXP ngày 27-3-1977, hi sinh ngày 22-7-1978, không có thân nhân.

Từ một nỗi ray rứt

Chiến tranh rồi cũng qua đi. Những đồng đội trẻ măng ngày nào cùng nô nức đi TNXP với chị Em trở về với những tất bật, lo toan của cuộc sống đời thường.

Mãi đến 35 năm sau, vào khoảng năm 2013, trong một lần đến thăm mộ, thắp hương cho các liệt sĩ TNXP ở nghĩa trang TP, anh Vũ Đức Hân - cựu chiến binh sư đoàn 7, đơn vị cùng trực tiếp chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây Nam thời điểm năm 1978 - chú ý đến tấm bia mộ trống trải của liệt sĩ Nguyễn Thị Em.

Theo lời anh Hân, ngày 22-7-1978, anh và đồng đội đã tận tay tắm rửa, lau chùi thi thể của anh chị TNXP. Họ xếp thi thể các anh chị thành hai hàng tại cửa hầm chữ A để lực lượng TNXP lên nhận diện từng người. Sau đó, sư đoàn 7 làm thủ tục chuyển toàn bộ thi thể các anh chị em đã hi sinh về tuyến sau mai táng.

“Trực tiếp có mặt ở hiện trường và nhìn thấy cái chết bi thương của các liệt sĩ, tôi cảm thấy nhói lòng khi bao nhiêu năm rồi mà người con gái ngã xuống ngày ấy vẫn chưa tìm được người thân, chưa một lần được thắp nén nhang, nhận bó hoa từ những người ruột thịt” - anh Hân ray rứt nói.

Nhìn thấy trên bia mộ có ghi quê quán của liệt sĩ Em ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, anh Hân và những đồng đội TNXP liên đội 303 lóe lên tia hi vọng: Có quê quán, chắc hẳn còn cơ may tìm lại gia đình.

Biết đâu ở một làng quê nghèo nào đó của miền Trung xa xôi, vẫn còn bà mẹ già bao nhiêu năm rồi mòn mỏi đợi tin con. Anh Hân trở về, gom góp ít tiền trao cho anh Đặng Đức Thắng, một cựu TNXP thuộc liên đội 303 ngày nào, làm lộ phí tìm về Thừa Thiên - Huế.

Hành trình tìm gia đình liệt sĩ Nguyễn Thị Em

Khi chúng tôi thực hiện loạt bài này và tìm anh Đặng Đức Thắng thì hay tin anh vừa mất đột ngột trong một vụ tai nạn giao thông. Nhưng câu chuyện về chuyến hành trình không hề dễ dàng để tìm lại gia đình liệt sĩ Nguyễn Thị Em được anh Đặng Đức Thắng ghi lại trong nhật ký vào cuối năm 2013.

Anh viết: Nhận được toàn bộ giấy tờ thủ tục của liệt sĩ Nguyễn Thị Em vào tối thứ tư 6-11-2013, tôi đã có giấy thông hành ra Huế để tìm thân nhân chị Em.

9g sáng thứ sáu 8-11 tôi tìm đến được Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tôi được giải thích rằng thông tin cá nhân về liệt sĩ Nguyễn Thị Em quá ít, lại sai, khó có thể tìm ra. Hồ sơ liệt sĩ của chị Em ghi quê quán xã Vinh Điền, huyện Vinh Lộc nhưng trước năm 1975 khi Huế chưa sáp nhập với tỉnh Thừa Thiên thì tỉnh Thừa Thiên không có xã Vinh Điền mà chỉ có xã Vinh Hiền.

Sau năm 1975 khi được sáp nhập với nhau thì quận Vinh Lộc được chia thành năm xã: Vinh Hiền, Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Vinh Hải, Vinh Giang thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chúng tôi thống nhất tập trung trước tiên tìm ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc.

Vượt 70km, đúng 14g cùng ngày tôi đến được UBND xã Vinh Hiền. Xã nằm dọc theo cửa biển nên toàn bộ thành viên UBND xã đều có mặt đầy đủ chuẩn bị cho cuộc di dời dân khỏi vùng nguy hiểm để tránh bão.

Bận rộn cấp bách là thế nhưng khi nghe tôi trình bày chuyện tìm gia đình chị Em, anh bí thư xã xác định ngay đây là trách nhiệm của xã đối với liệt sĩ. Anh chủ tịch xã hứa là sau cơn bão sẽ triển khai ngay thông tin xuống từng thôn, xóm, từng hộ gia đình trong xã để tìm cho được người thân của chị Em.

Sáng thứ hai 11-11, phòng tàng thư Công an tỉnh Thừa Thiên đã có danh sách 106 người tên Nguyễn Thị Em sinh năm 1954, cư trú tại huyện Phú Lộc trên màn hình máy tính. Nhưng vì thông tin về chị Em chúng tôi có quá ít nên máy tính không hiển thị được đầy đủ.

Phải đổi kế hoạch chuyển qua tìm hồ sơ lưu trực tiếp ở phòng tàng thư. Chỉ tính riêng hồ sơ tên Nguyễn Thị Em cũng có trên 1.000 người ở Thừa Thiên - Huế.

Không còn cách nào khác, tôi phải về bộ xin trích lục, gặp những đơn vị có liên quan, bạn bè đồng đội tìm thêm thông tin cung cấp cho Công an Thừa Thiên - Huế và xã Vinh Hiền. Cán bộ ở Bộ Công an tiếp tôi rất chân thành. Anh hứa nhanh chóng cho lục lại hồ sơ này. Nếu có hình căn cước trước năm 1975 sẽ chụp lại gửi về để nhận dạng.

Sáng 20-11, Công an Thừa Thiên - Huế gọi vào báo đã sàng lọc chốt được danh sách tên cha mẹ, hình CMND của bốn trường hợp tên Nguyễn Thị Em, năm sinh 1953 và 1954 ở Vinh Hiền. Sự tích cực của Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế làm cho tôi thêm phấn chấn.

Đến ngày 21-11, Bộ Công an đã trả lời yêu cầu xác minh. Kết quả tra cứu tàng thư căn cước chế độ cũ tìm thấy thông tin: họ tên Nguyễn Thị Em. Giới tính nữ. Ngày sinh 7-3-1954 tại Vinh Hiền, Vinh Lộc. Nghề nghiệp: làm cá. Họ tên cha: Nguyễn Chiu. Họ tên mẹ: Phan Thị Hối.

Từ những thông tin trên, cộng với tấm hình trên thẻ căn cước, tôi thông báo cho đồng đội nhận dạng và xác định lại thêm cho yên tâm và gọi báo cho xã Vinh Hiền biết.

Hai ngày sau tôi nhận được một cuộc điện thoại từ xã Vinh Hiền báo tin: “Anh Thắng ơi! Chúng tôi đã tìm gặp được gia đình của chị Em rồi. Chừ anh nói chuyện với gia đình hỉ?” - giọng đồng chí bí thư xã Vinh Hiền tràn đầy nỗi vui mừng.

Đồng đội và người thân trong buổi lễ đặt lại bia mộ cho liệt sĩ Nguyễn Thị Em - Ảnh: Hân Vũ

Giỗ cùng ngày với cha

“Chào bác, em tên Phò, là em của chị Em đây ạ” - giọng một người đàn ông qua điện thoại. Anh là em nuôi của chị Em. Qua câu chuyện tôi được biết: ông Nguyễn Chiu (còn gọi là Hà Chiu) và vợ là bà Phan Thị Hối vì hiếm muộn con cái đã xin con nuôi về để cầu tự. Ông bà xin chị Em về khi chị mới được vài tháng tuổi. Hai năm sau đó, hai vợ chồng mới hạ sinh thêm anh Phò.

Lớn lên vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị Em xin cha mẹ nuôi cho vào Đà Nẵng làm thuê năm 1973. Sau đó, chị theo gia đình chủ vào Sài Gòn sinh sống. Trước năm 1975, chị Em vẫn còn liên lạc thư từ về gia đình nhưng đến khi Sài Gòn giải phóng thì mất liên lạc. Đến năm 1991 ông Chiu mất. Vì chị Em mất tích quá lâu, cả nhà nghĩ rằng có thể chị đã chết nên lấy ngày giỗ cha mà cúng bái cả cho chị.

Qua lời kể của anh Phò và sự xác minh trùng khớp của Bộ Công an, chính quyền địa phương xã Vinh Hiền đã tích cực hỗ trợ những văn bản pháp lý tạo điều kiện cho gia đình anh vào TP.HCM thăm mộ chị Nguyễn Thị Em.

Và ngày 5-12-2013, những đồng đội TNXP, anh em cựu chiến binh sư đoàn 7 cùng gia đình chị Em từ Huế vào đã tổ chức một buổi lễ nho nhỏ, ấm cúng tại nghĩa trang liệt sĩ TP để đặt lại mộ bia với đầy đủ thông tin, hình ảnh cho liệt sĩ Nguyễn Thị Em. Những đóa hoa thơm ngát, những nén tâm hương đã được thắp lên trên mộ người con gái TNXP.

MAI HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar