10/12/2018 16:33 GMT+7

Tìm hiểu trẻ tự kỷ và hướng giải quyết

Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế)
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế)

Tự kỷ là một tình trạng khiếm khuyết phức tạp về các khả năng phát triển của não bộ, tiến triển trong ba năm đầu đời của đứa trẻ.

Tìm hiểu trẻ tự kỷ và hướng giải quyết - Ảnh 1.

Chơi trò chơi xếp các khối hình vuông. Ảnh: theodysseyonline.com

Thế nào là bệnh tự kỷ?

Tự kỷ là tự phong toả, những rối nhiễu đặc hiệu trong việc không thể thiết lập các mối quan hệ tương tác với xã hội bên ngoài.

Đây là một tình trạng khiếm khuyết phức tạp về các khả năng phát triển của não bộ, tiến triển trong ba năm đầu đời của đứa trẻ, thường xảy ra cho bất kỳ một đứa trẻ nào, không lệ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ phát triển của cha mẹ.

Chứng tự kỷ làm cho đứa trẻ mất khả năng giao tiếp, nhất là về phương diện ngôn ngữ và có thể gây tổn thương cho chính đứa trẻ vì các hành động tự gây hại, và quậy phá của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh:

- Thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác.

- Thể hiện, hành động rất giống nhau trong cách chọn lựa các thói quen hàng ngày.

- Không hề nói năng hoặc cách nói rất kỳ dị, nói tuỳ thích.

- Rất thích xoay chuyển các đồ vật và thao tác khéo léo hoặc có những động tác định hình.

- Có kỹ năng cao về ý thức không gian, có trí nhớ vẹt trong khi lại rất khó khăn trong việc học tập các lĩnh vực khác.

- Bề ngoài có vẻ nhanh nhẹn, thông minh, dễ thương.

Những biểu hiện như trên có thể nhận biết từ khi trẻ 12 tháng cho đến khoảng 30 tháng tuổi.

Các dạng bệnh tự kỷ

Tự kỷ không phải một căn bệnh đơn độc mà nó bao gồm các hội chứng sau:

1. Rối loạn tự kỷ sớm.

2. Hội chứng Asperger. Một số biểu hiện ở trẻ nhỏ là vụng về, sợ leo trèo, hầu hết các trẻ này còn vụng về cả trong chuyện đi đứng. Khi bước đi chúng vung vẩy hai tay và chúi đầu về phía trước, chúng chạy một cách lúng túng, vươn dài hai cánh tay ra, khi lên cầu thang thì thường đi từng bậc một dù đã khá lớn để có thể bước một cách bình thường. Nhiều trẻ lại hay tạo ra các tư thế đặc biệt, những nét dị thường này ngày càng dễ nhận ra khi trẻ lớn lên và rõ nhất là ở tuổi thiếu niên và trưởng thành.

3. Rối loạn phát triển lan toả không đặc hiệu.

4. Hội chứng Rett.

5. Rối loạn nhân cách tuổi nhỏ.

Ngày nay, hiện tượng tự kỷ được xem là một trong các dạng loạn tâm ở trẻ em.

Nhiều bậc phụ huynh đau buồn vì đã có một đứa con có những hành vi mà họ không thể hiểu nổi, họ nghĩ là do họ gây ra những sai lầm, khiến họ trở nên mặc cảm và không tin rằng họ có thể giúp cho con mình được nữa. Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy các hành vi của trẻ tự kỷ thường là kết quả của các rối loạn trong sự phát triển từ khi trẻ mới ra đời hoặc trong những năm đầu và đa số là do thể chất chứ không hoàn toàn là do cách nuôi dạy của cha mẹ.

Đa số trẻ tự kỷ thường có khó khăn rõ rệt khi tập thể dục và trong các trò chơi, chúng chỉ có thể bắt chước một số động tác đơn giản, nhưng khi các động tác trở nên phức tạp hơn thì trẻ không thể nắm bắt được, nhất là trong các trò chơi phối hợp với đồng bạn.

Một điều nghịch lý là trẻ rất khó khăn khi nói, nhưng lại có khả năng nhại lại lời nói của người lớn, trong khi lại rất khó khăn khi lặp lại các động tác.

Các trẻ nhỏ thường bị xem là điếc vì hầu như không có phản ứng gì khi có người nói chuyện với chúng, kể cả tiếng động rất lớn. Một số trẻ tỏ ra đặc biệt ưa thích hay sợ hãi một loại tiếng động nào đó. Một số trẻ tỏ ra thích thú với hình ảnh, ánh sáng, âm thanh màu sắc của ti-vi. Trẻ có thể liếm và ngửi người khác như một món đồ ăn. Có những trẻ không cảm thấy nóng hay lạnh. Nhiều trẻ tỏ ra không biết đau khi bi ngã, gẫy xương, vết trầy xước, ngược lại cũng có trẻ lại quá nhạy cảm với các vết thương, chỉ hơi đau một tí đã khóc rất lâu. Có một số trẻ chỉ ăn một số món nhất định, đó là một dạng chống đối sự thay đổi. Trẻ thường uống khá nhiều nước. Tất cả các phản ứng này sẽ thay đổi theo thời gian, có khi giảm dần, biến mất hoặc có khi lại nảy sinh các phản ứng ngược lại, tất cả đều tuỳ thuộc vào cách chăm sóc và hướng dẫn trẻ.

Cần lưu ý những điểm sau đây:

- Không bao giờ dám cởi áo, vì đó là một chiếc vỏ bọc an toàn.

- Không dám nhảy từ trên cao xuống, đó là những nỗi lo sợ bắt nguồn từ sự bồng ẵm không an toàn không được bế bồng lúc trẻ còn nhỏ.

- Lúc nào cũng chạy lăng xăng, hỗn loạn, đó chính là thái độ cho thấy, trẻ đang tìm lại chính mình. Những trẻ này không ý thức được rằng: Mình chỉ có một thân thể duy nhất, hay chính là một đứa trẻ đang tìm cách chạy trốn, thoát khỏi những sự kìm kẹp của người lớn.

Cần lưu ý đặc biệt đến các loại hành vi sau đây:

- Hành vi lặp đi lặp lại một số động tác.

- Hành vi thiếu thích nghi hay cứng nhắc.

- Hành vi thiếu thích thú, không biết vui đùa.

Điều trị

Trước một trẻ có bất thường về tâm vận động nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh, tâm thần, chuyên viên tâm lý lâm sàng, chuyên viên tâm vận động, chuyên viên chỉnh âm, giáo dục viên đặc biệt, để có sự tư vấn, có phương hướng giáo dục đặc biệt.

Việc trị liệu cho trẻ tự kỷ đòi hỏi lâu dài kiên trì nhiều năm, trên nguyên tắc: Can thiệp từng bước vào sự phát triển vận động và tâm lý theo các lứa tuổi khác nhau.

- Tập vận động thô qua các dụng cụ vận động đơn giản, dạy cho trẻ biết vẫy tay. Chơi trò chơi xếp các khối hình vuông.

- Tập vận động tinh tế, biết cầm viên bi bằng 2 ngón tay (ngón cái và ngón trỏ). Biết cầm bút, vẽ trên giấy, nặn hình, tô màu.

- Tạo cho trẻ không gian giao tiếp. Như là dạy cho trẻ biết vẫy tay, biết chơi các trò trẻ con và hát theo động tác bằng cách đứng ở phía sau trẻ, cầm lấy cánh tay và tập cho đến khi trẻ có thể tự vận động, phải thật kiên trì với trẻ.

- Luyện nói cho trẻ. Kể những câu chuyện từ đơn giản đến phức tạp dần (phụ thuộc vào tuổi).

- Biết cách kích thích tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phép trẻ em trở nên chủ động trong các hành động và lời nói.

Mọi kỹ năng khác cũng phải dạy theo cách đó vì đứa trẻ thiếu sự thúc đẩy bên trong để bắt chước người khác./.

Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Đề xuất thêm thuốc mới, hiệu quả điều trị cao vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế, Bộ Y tế nói gì?

Bộ Y tế cho hay đang khẩn trương thực hiện rà soát, sửa đổi, cập nhật thông tư ban hành danh mục thuốc để bổ sung vào danh mục các thuốc mới, có hiệu quả điều trị cao và đưa ra khỏi danh mục các thuốc không còn phù hợp.

Đề xuất thêm thuốc mới, hiệu quả điều trị cao vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế, Bộ Y tế nói gì?

Thói quen mặc quần bó, lười uống nước tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu

Người phụ nữ 42 tuổi (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu. Bệnh nhân có thói quen thường xuyên mặc quần bó sát và cũng lười uống nước.

Thói quen mặc quần bó, lười uống nước tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu

Chân đau nhức, mạch máu lộ rõ cảnh báo bệnh lý đang đe dọa 1/3 người trưởng thành

Thường xuyên bị đau nhức, phù chân sau một ngày dài đứng hoặc ngồi nhiều. Những dấu hiệu tưởng chừng đơn giản này có thể là biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch, căn bệnh đang âm thầm đe dọa tới 1/3 người trưởng thành Việt Nam.

Chân đau nhức, mạch máu lộ rõ cảnh báo bệnh lý đang đe dọa 1/3 người trưởng thành

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?

Liên tiếp có thông tin về những vụ tài xế đột quỵ khi đang lái xe, khiến nhiều người lo ngại. Vì sao tài xế dễ bị đột quỵ, phòng tránh được không?

Nhiều người đột quỵ khi đang lái xe, liệu phòng tránh được không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar