18/02/2014 06:30 GMT+7

Tìm cách phục dựng kiến trúc thánh địa Cát Tiên

MAI VINH
MAI VINH

TT - Ngày 17-2, bà Nguyễn Thị Nguyên - phó giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng - cho biết sở đang phối hợp với các chuyên gia sử học thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM và Viện Khảo cổ học (Viện hàn lâm Khoa học VN) xây dựng đề cương nghiên cứu các công trình kiến trúc thánh địa Cát Tiên nằm trong khu di tích khảo cổ Cát Tiên (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng).

Phóng to
Mảnh vàng dập nổi hình rùa và mảnh vàng dập nổi hình nam thần được các nhà khảo cổ khai quật tại di tích khảo cổ Cát Tiên - Ảnh: Bảo tàng Lâm Đồng
Phóng to
Mảnh vàng dập nổi hình rùa và mảnh vàng dập nổi hình nam thần được các nhà khảo cổ khai quật tại di tích khảo cổ Cát Tiên - Ảnh: Bảo tàng Lâm Đồng

Theo bà Nguyên, việc nghiên cứu sẽ đặt cơ sở để phục dựng một số kiến trúc nằm trong quần thể di tích khảo cổ phục vụ nhu cầu phát triển du lịch và nghiên cứu lịch sử về sau. Bà Nguyên cho biết thêm công trình khoa học sẽ làm rõ một số vấn đề mà giới sử học VN còn đang tranh cãi như niên đại của thánh địa Cát Tiên, những giá trị tiềm ẩn đằng sau quần thể kiến trúc này...

Theo thông tin từ Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng, di tích khảo cổ Cát Tiên được các nhà khảo cổ học khai quật năm 1991 và công nhận là di tích quốc gia vào năm 1998. Hiện nay diện tích đã được khai quật và đưa vào quản lý khoảng 10ha, phần chưa khai quật còn nằm trong đất của dân có diện tích hơn 70ha. Trước khi khai quật, di tích này bị đào phá bởi nạn đào tìm cổ vật, tìm vàng nên bị xáo trộn nhiều trên bề mặt.

Khu di tích là một quần thể kiến trúc đền tháp, có niên đại khoảng thế kỷ 7-8 sau Công nguyên. Phần kiến trúc trên mặt đất đã bị phá hủy. Dấu vết còn lại là những tường gạch cao khoảng 3m kết cấu bằng những loại gạch có hình dáng đặc biệt. Phần âm của kiến trúc có độ sâu khoảng 1,5m cũng được xây bằng gạch. Tỉnh Lâm Đồng đang đầu tư khoảng 38 tỉ đồng từ nay đến năm 2020 để xây dựng các công trình bảo vệ di vật đã được khai quật, xây dựng nhà bảo tàng để trưng bày các hiện vật. Hiện di tích khảo cổ Cát Tiên có khoảng 1.300 di vật đã được khai quật, do không có nhà trưng bày nên tạm thời được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng. Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng đang hoàn tất hồ sơ đề nghị Bộ VH-TT&DL công nhận di tích Cát Tiên là di tích quốc gia cấp đặc biệt.

MAI VINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar