19/09/2013 07:49 GMT+7

Tiểu thương thờ ơ bảo hiểm cháy nổ

DŨNG TUẤN - BẠCH HOÀN
DŨNG TUẤN - BẠCH HOÀN

TT - Bao nhiêu vốn liếng đều được tiểu thương dồn hết vào sạp hàng. Thế nhưng trước nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất kỳ khi nào, đa số tiểu thương ở các chợ tại TP.HCM vẫn coi nhẹ, thậm chí chưa từng biết đến bảo hiểm tài sản cho hàng hóa bán trong chợ.

Phóng to
Nhiều tiểu thương chợ An Đông cho biết có được chào mời mua bảo hiểm hàng hóa nhưng không ai mua - Ảnh: T.T.D.

Trong khi đó, theo ban quản lý các chợ, dù đã vận động nhưng ý thức mua bảo hiểm của tiểu thương chưa có, cộng với kinh doanh ế ẩm nên hầu như tiểu thương không tham gia bảo hiểm.

Chỉ mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Trưa 18-9, tranh thủ lúc tập trung ăn trưa, nhiều tiểu thương kinh doanh ở chợ An Đông (Q.5) bàn râm ran về thiệt hại của các tiểu thương trong vụ cháy ở Trung tâm thương mại Hải Dương. Tuy vậy, hầu hết tiểu thương tại đây chưa quan tâm đến việc bảo vệ tài sản của mình bằng cách mua bảo hiểm đề phòng rủi ro cháy nổ. Khi hỏi, từ người bán hàng khô đến hàng giày dép, quần áo, vải vóc... đều lắc đầu không biết bảo hiểm cháy nổ hay bảo hiểm hàng hóa là gì.

Chị Tuyết, tiểu thương kinh doanh tại chợ An Đông, cho biết đã buôn bán ở đây nhiều năm nay. Có bao nhiêu vốn liếng đều dồn vào sạp hàng. Tuy nhiên, chị Tuyết thừa nhận chưa từng tham gia diễn tập phòng cháy chữa cháy, chưa bao giờ nghe bất kỳ thông tin nào giới thiệu về các sản phẩm bảo hiểm tài sản, mức phí hay quyền lợi bảo hiểm.

Chị Mai Hương, kinh doanh hàng vải may mặc tại chợ, cũng tỏ ra lo ngại với nguy cơ cháy nổ. Ban quản lý chợ thường xuyên tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy qua hệ thống loa phát thanh. Hằng tuần, ban quản lý đều cử người đi kiểm tra hệ thống dây, ổ điện, bóng đèn... tại các sạp để hạn chế rủi ro cháy từ hệ thống điện. Yên tâm với những điều đó, chị Hương cho biết chưa tìm hiểu bất kỳ sản phẩm bảo hiểm nào. “Tôi chưa hề nghe phổ biến về loại bảo hiểm tài sản để nếu rủi bị cháy, trị giá tài sản bị thiệt hại của tôi được bảo hiểm thanh toán lại” - chị Hương khẳng định.

Theo ban quản lý chợ An Đông, với quy mô hoạt động khoảng 2.300 sạp, lượng hàng hóa lớn, chợ An Đông là địa bàn trọng điểm về phòng cháy chữa cháy. Ban quản lý chợ thường xuyên tuyên truyền kiến thức phòng cháy chữa cháy, kiểm tra hệ thống điện, phát tờ rơi phổ biến một số biện pháp an toàn sử dụng điện.

Theo ban quản lý Trung tâm thương mại An Đông, toàn bộ nhà lồng trong trung tâm đã được ký hợp đồng bảo hiểm cháy nổ với Công ty Bảo Minh Chợ Lớn. Đây là loại bảo hiểm bắt buộc. Tổng giá trị tài sản bảo hiểm gồm giá trị xây dựng khung chợ, thiết bị thang máy, hệ thống điện và các thiết bị liên quan đến điện là 50 tỉ đồng.

Tuy nhiên, với phần tài sản trong các sạp, hiện vẫn chưa có tiểu thương nào mua bảo hiểm. “Đây là bảo hiểm tự nguyện, ban quản lý chỉ có thể tuyên truyền đến tiểu thương. Cái quan trọng là ý thức của mỗi tiểu thương. Chúng tôi đã làm việc với phía Công ty bảo hiểm Bảo Minh, bảo hiểm Bảo Việt, mời họ đến làm việc với một số tiểu thương nhưng hiện vẫn chưa thực hiện được bởi hàng hóa rất phức tạp, khi thì nhiều, khi thì ít, luân chuyển liên tục khiến việc kiểm kê, xác định trị giá tài sản bảo hiểm khó khăn” - đại diện ban quản lý Trung tâm thương mại An Đông nói.

Chợ ế, tiếc phí bảo hiểm

Nhiều tiểu thương ở chợ Bến Thành (Q.1) khẳng định chưa bao giờ mua bảo hiểm cho hàng hóa bày bán trong chợ. Chị Thanh Thủy, bán hàng tại đây, cho biết từng nghe một số tiểu thương bàn về bảo hiểm nhưng chợ bán ngày càng ế nên phí bảo hiểm cũng là vấn đề lớn. Một số tiểu thương tại chợ An Đông cho biết buôn bán khó khăn, lại phải đóng thuế phí, trong đó đã có phí phòng cháy chữa cháy... nên không mua bảo hiểm.

Tương tự, dù có một quầy hàng và cả kho để tại chợ với số lượng hàng lớn nhưng chị Hồng, tiểu thương kinh doanh quần áo trẻ em ở chợ Tân Bình, cho biết không mua bảo hiểm tài sản. “Có một số nhân viên bảo hiểm đến giới thiệu, chào mua nhưng chợ đang ế, đủ thứ tiền rồi, lấy đâu để mua bảo hiểm cả triệu đồng mỗi tháng?” - chị Hồng nói.

Tại chợ này, chỉ tính riêng dãy C đã có vài chục sạp kinh doanh mặt hàng vải sợi, quần áo nhưng gần như không ai mặn mà với bảo hiểm. Nhiều tiểu thương cho biết buôn bán tại chợ hiện nay rất khó khăn, hàng hóa không bán được nên không có tiền mua bảo hiểm dù biết rõ có bảo hiểm tài sản thì bảo đảm được quyền lợi.

Nhiều tiểu thương chợ Tân Bình cho biết chi phí phòng cháy chữa cháy đã khá tốn kém nên không có ý định mua bảo hiểm. “Trước đây, ban quản lý chợ vận động mua quả cầu chữa cháy gần 700.000 đồng, sau đó lại yêu cầu thay bằng bình chữa cháy. Tui thấy như vậy là đủ rồi chứ mua bảo hiểm chi nữa” - chị Yến, chủ một sạp quần áo, cho biết.

Theo anh Quốc Hữu - tiểu thương chợ Bình Tây (Q.6), hiện nay hằng tháng tiểu thương phải đóng tiền thuế sạp, thuế cá nhân, rồi tiền hoa chi, đủ các loại phí khác nữa, tiền đâu mà gánh thêm cả triệu đồng tiền bảo hiểm mỗi tháng.

Không ai chịu mua bảo hiểm!

* Ông Huỳnh Phương Vũ(phó ban quản lý chợ Tân Bình):

Chúng tôi chưa nhận được đề nghị giới thiệu các loại bảo hiểm tới tiểu thương từ các đơn vị kinh doanh bảo hiểm, nhưng ban quản lý chợ vẫn vận động tiểu thương mua các loại bảo hiểm để bảo đảm tài sản. Còn có tiểu thương nào mua hay không thì chúng tôi không nắm được.

* Bà Trần Thị Thái Thanh(phó ban quản lý chợ Phạm Văn Hai, Q.Tân Bình):

Ban quản lý chợ đã mua bảo hiểm đối với tài sản là khung, lồng chợ. Riêng tài sản bên trong các sạp của tiểu thương trước đây đã có đơn vị bảo hiểm đến khảo sát, tìm hiểu nhưng tiểu thương từ chối với lý do kinh doanh không được, hoặc không tin tưởng mua.

* Ông Nguyễn Kim Long (phó ban quản lý chợ Hoàng Hoa Thám, Q.Tân Bình):

Công ty bảo hiểm 3A từng đến làm việc với tiểu thương nhưng hầu như không ai chịu mua bảo hiểm. Sắp tới chúng tôi dự kiến mời các đơn vị bảo hiểm đến giới thiệu kỹ hơn về các loại hình bảo hiểm tới tiểu thương.

50 tỉ đồng vốn ưu đãi cho tiểu thương Trung tâm thương mại Hải Dương

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Agribank) cho biết đã cấp cho Agribank chi nhánh Hải Dương một gói tín dụng trị giá 50 tỉ đồng, với lãi suất 7%/năm dành cho các tiểu thương bị thiệt hại trong vụ hỏa hoạn khắc phục khó khăn, tiếp tục kinh doanh.

Hiện Agribank chi nhánh Hải Dương đang cho 26 khách hàng tại Trung tâm thương mại Hải Dương vay với dư nợ 12,25 tỉ đồng. Ngay sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, Agribank Hải Dương đã rà soát quan hệ tín dụng của các khách hàng tại trung tâm thương mại, đồng thời xin ý kiến Agribank VN vận dụng tối đa các cơ chế, chính sách và triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng bị rủi ro; thực hiện cơ cấu lại nợ, gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ; cho vay mới trả nợ cũ.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

DŨNG TUẤN - BẠCH HOÀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

Tổng thống Trump từng tuyên bố ông sẽ tiết lộ những người mua tiềm năng của TikTok trong vòng 2 tuần.

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ thực hiện quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP Cần Thơ.

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Hàng loạt dự án tỉ đô chuyển mình: Vốn bơm mạnh, công trường hối hả

Ngược chiều suy giảm của năm 2024, nửa đầu 2025 đánh dấu cú hích lớn trong giải ngân đầu tư công, với hàng loạt công trình tỉ đô được tăng tốc tiến độ, đẩy mạnh thi công.

Hàng loạt dự án tỉ đô chuyển mình: Vốn bơm mạnh, công trường hối hả

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

UBND TP.HCM vừa ban hành các quyết định phê duyệt giá đất đối với 9 dự án bất động sản trên địa bàn, với tổng số tiền đất hơn 52.000 tỉ đồng.

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Liên danh gồm Đèo Cả, Fecon (Việt Nam) và Tập đoàn PowerChina, Công ty Sucgi (Trung Quốc) đề xuất tham gia làm metro số 2 và các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM.

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã yêu cầu cơ sở sản xuất có bún đổi màu từ trắng sang đỏ tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm số bún đổi màu.

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar