16/09/2017 15:54 GMT+7

Tiêu chảy cấp, ăn gì?

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Vai trò của dinh dưỡng đúng cách trong tiêu chảy cấp và bệnh tả là bù đủ nước, muối khoáng, tiếp tục cung cấp dưỡng chất giúp cho cơ thể mau lành bệnh và quan trọng nhất, đó là phòng bệnh.

Tiêu chảy cấp, ăn gì? - Ảnh 1.

Ăn đủ chất - bù đủ nước

Trong trường hợp mắc bệnh, việc bù nước và điện giải là quan trọng nhất. Bù nước, điện giải đầy đủ có khả năng hạn chế các trường hợp tử vong do tiêu chảy cấp. Uống chậm từng muỗng sẽ giúp việc hấp thu tốt hơn.

Nhiều người nghĩ rằng khi mất nước có thể uống bù bằng nước trái cây đóng hộp và nước ngọt nhưng điều này sẽ gây tiêu chảy nặng hơn và chướng bụng do trong nước ngọt có nhiều đường.

 Trẻ cần được tiếp tục bú mẹ, cũng như vẫn tiếp tục ăn và uống sữa bình thường không pha loãng, nhưng nên chia nhỏ bữa ăn, tránh những thực phẩm có nhiều chất xơ (rau, củ, quả…) và đường đơn giản (nước ngọt, nước trái cây, mật ong, kẹo bánh ngọt…) để giảm kích thích ruột.

Trong những trường hợp tiêu chảy quá nặng hoặc kéo dài có thể phải ngưng sữa hoặc chuyển cho bệnh nhân uống sữa không có lactose. Bệnh nhân vẫn cần được ăn uống đầy đủ chất, đủ năng lượng, đạm, loại chất béo dễ tiêu hóa (dầu thực vật), khoáng chất và vitamin.

Các chất đạm, kẽm, vitamin… (có trong thịt, cá, trứng, đậu) sẽ giúp niêm mạc ruột mau hồi phục hơn, do đó phải được cung cấp đầy đủ trong khẩu phần. Ăn uống quá kiêng khem làm tăng tỉ lệ bệnh và tỉ lệ tử vong trong bệnh tiêu chảy cấp nói chung và bệnh tả nói riêng.

Đun sôi, nấu chín, gọt vỏ

Để bảo vệ mình, cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn bán rong ngoài đường phố. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ CDC đưa ra lời khuyên cho các khách du lịch đi đến vùng có nguy cơ bệnh tiêu chảy cấp và bệnh tả cao như sau: "Hãy đun sôi, nấu chín, gọt vỏ, còn không thì đừng ăn" ("Boil it, cook it, peel it, or forget it").

Rất nhiều người không biểu hiện bệnh nhưng có mang tác nhân gây bệnh tiêu chảy trong ruột và vẫn thải nguồn bệnh ra môi trường (người lành mang mầm bệnh). Các vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy cấp và vi khuẩn tả có trong nguồn nước sinh hoạt, trong các động vật thủy sinh (cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến…) và những loại rau trồng dưới nước (rau muống, rau cần…).

Nếu sử dụng nước bị nhiễm nguồn bệnh như vậy để uống hay rửa, chế biến thức ăn, hoặc ăn phải thức ăn có mang tác nhân gây bệnh thì sẽ mắc bệnh và làm lây lan ra xung quanh.


Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cơ thể biến đổi ra sao chỉ sau 3 đêm thiếu ngủ?

Nghiên cứu do Đại học Uppsala dẫn đầu, được công bố trên tạp chí Biomarker Research cho thấy thiếu ngủ chỉ 3 đêm đủ gây hại cho cơ thể.

Cơ thể biến đổi ra sao chỉ sau 3 đêm thiếu ngủ?

Ngã xe 2 tháng mới phát hiện bị máu tụ trong não

Đau đầu, mắt mờ sau 2 tháng ngã xe, bệnh nhân được phát hiện bị máu tụ dưới màng cứng mạn tính, có nguy cơ liệt nửa người bên phải.

Ngã xe 2 tháng mới phát hiện bị máu tụ trong não

Thiếu niên 14 tuổi cụt tay, suýt mù mắt vì nổ bình gas mini

Thiếu niên 14 tuổi nhập viện trong tình trạng tổn thương nặng bàn tay trái, vết thương ở vùng mắt, hàm mặt sau khi bình gas mini phát nổ.

Thiếu niên 14 tuổi cụt tay, suýt mù mắt vì nổ bình gas mini

Hoang mang vì mua sản phẩm do công ty có hàng giả sản xuất bán tại nhà thuốc

Thường xuyên mua thuốc bổ não, hỗ trợ xương khớp cho người thân tại Pharmacity, anh N.T.C. (36 tuổi, Hà Nội) bất ngờ phát hiện cả hai loại thuốc này đều được sản xuất bởi Công ty TNHH Công nghệ Herbitech - công ty vừa bị khởi tố vì sản xuất hàng giả.

Hoang mang vì mua sản phẩm do công ty có hàng giả sản xuất bán tại nhà thuốc

Phát hiện mắc ung thư từ mảng đen ở bàn chân

Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ (68 tuổi) đến khám và điều trị tại bệnh viện, tổn thương là một mảng đen vùng cạnh ngoài bàn chân trái.

Phát hiện mắc ung thư từ mảng đen ở bàn chân

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người từ 45-65 tuổi. Dù không nguy hiểm tính mạng, bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti.

5 thủ phạm ‘giấu mặt’ gây ra nỗi ám ảnh mang tên bệnh trĩ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar