21/02/2010 06:24 GMT+7

Tiếng vọng của đàn voọc rừng Kon Ka Kinh - Kỳ cuối: Chuyện người và voọc

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TT - Sau nhiều ngày lội rừng công cốc, chúng tôi quyết định vượt qua đỉnh Hà Ngoi, ngọn núi cao và heo hút nhất để tìm cách tiếp cận đàn voọc. Sau hơn 2 giờ lội rừng và thêm 20 phút chờ đợi nín thở, bỗng bất ngờ nghe tiếng lá xao lên như một cơn bão nhẹ. Trên tán rừng, hàng mấy chục chú voọc chà vá chân xám đang chuyền cành tìm lá non.

Kỳ 1: Ký ức rừng Kỳ 2: Cuộc trả nợ rừng

Phóng to
Rừng hồi sinh - Ảnh: B.D.

Rừng sinh sôi

Tay không theo voọc

Thường trong lĩnh vực này, các đồng nghiệp trên thế giới luôn có các thiết bị hỗ trợ như máy quay phim đa chức năng, súng bắn con chip điện tử theo dõi hành trình, máy chụp ảnh tự động để đặt bẫy ảnh..., nhưng nhóm nghiên cứu voọc chà vá chân xám tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh chỉ có duy nhất một chiếc máy ảnh đời cũ.

Trước đây xin tài trợ được một máy quay phim mini nhưng được mấy bữa máy bị hỏng, từ đó mọi người phải thay phiên nhau sử dụng máy ảnh cũ. Trưởng nhóm Vỹ bộc bạch: “Nhiều lúc ước ao có được thiết bị gắn chip theo dõi hành trình voọc, nhưng giờ chỉ còn cách dùng đôi chân và kinh nghiệm lội rừng để làm nên tất cả!”.

Nhìn bề ngoài, voọc chà vá chân xám có hình dáng không khác khỉ là mấy. Đặc điểm dễ nhất để nhận dạng chúng chính là cái đuôi khá dài và nhúm lông trắng bao quanh khuôn mặt đỏ lừ kéo dài xuống cổ.

Trong nắng sớm, những chú voọc chà vá chân xám có khuôn mặt ngây ngô như những đứa trẻ lên ba đang thỏa sức nhảy nhót. Chúng biết rằng chính núi rừng này được tạo hóa dành riêng cho chúng. Đàn voọc chúng tôi bắt gặp có tất cả 43 cá thể, trong đó có một chú voọc con đang bấu chặt trước bụng mẹ để học cách chuyền cành.

Anh Trần Hữu Vỹ kể rằng công việc khó khăn và cũng thú vị nhất là khi được chứng kiến voọc mẹ sinh sản. Giờ đây voọc đã dạn người hơn nên thỉnh thoảng một vài thành viên của nhóm may mắn gặp được cảnh voọc mẹ đu mình trở dạ sinh con. Ngoài việc thường xuyên thấy voọc con và voọc mang thai lặc lè thì số lượng cá thể trên từng bầy đàn cũng ngày càng đông.

TS Hà Thăng Long cho hay voọc chà vá chân xám là loài vật rất dễ thích nghi và sinh sôi nảy nở nếu môi trường tự nhiên được bảo đảm. Chỉ cần công tác bảo vệ rừng nghiêm ngặt, không săn bắn thì đàn voọc sẽ hồi sinh rất nhanh. Hiện tại, nhóm nghiên cứu voọc chà vá chân xám đã dựng các trạm bảo vệ linh trưởng giữa vòng lõi rừng để bảo vệ và nghiên cứu chuyên sâu về loài linh trưởng quý hiếm này.

Và những người trẻ tuổi

Phóng to
Các thành viên nhóm nghiên cứu nghỉ ngơi sau chặng lội rừng tìm voọc - Ảnh: B.D.

Nguyễn Thị Tịnh, cô gái duy nhất của nhóm nghiên cứu voọc chà vá chân xám, 27 tuổi nhưng đã có đến bốn năm gắn bó với đàn voọc. Cô có thể kể vanh vách gần như tính tình từng con, từng đàn mà nhóm cô từng đeo đuổi. Bốn năm trước, cô cử nhân ngành sinh học Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng bỏ qua nhiều lời mời để vác balô từ phố lên rừng. Cô cử nhân ngày nào giờ đã thành một cô gái của núi rừng, ngày nào cũng chống gậy vượt núi chạy theo đàn voọc. Cô đi chỉ với một suy nghĩ: nơi gian khó nhất sẽ là nơi tốt nhất!

Không chỉ có Tịnh, tất cả thành viên của nhóm nghiên cứu tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh đều còn rất trẻ. Đến với nhóm muộn nhất là cử nhân Bùi Văn Tuấn, vừa tốt nghiệp khoa sinh Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng. Tuấn bảo ngay từ hồi học năm thứ 2 anh đã tham gia làm việc trong nhóm cứu hộ linh trưởng tại khu vực bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Vừa tốt nghiệp, trưởng nhóm Trần Hữu Vỹ gọi điện xuống bảo: “Mày bỏ phố lên rừng với tao đi, vui lắm!”.

Vậy là Tuấn vác ba lô ngược lên Kon Ka Kinh mà không dám báo cho gia đình. Cũng như Tịnh, Tuấn... các thành viên khác là Nguyễn Ái Tâm và Lâm Văn Tịnh (cán bộ phòng khoa học vườn quốc gia Kon Ka Kinh)... cũng đang trong độ sung sức nhất của tuổi trẻ.

Trần Hữu Vỹ, nhân vật đầu tiên đặt chân đến vườn quốc gia Kon Ka Kinh, kể chuyện hồi còn đang là sinh viên khoa sinh năm cuối đã gặp TS Hà Thăng Long. TS Long ngỏ ý mời lên vườn quốc gia Kon Ka Kinh để thực hiện dự án nghiên cứu bảo tồn voọc chà vá chân xám. Sau cái gật đầu nhẹ, tốt nghiệp Vỹ đã vác ba lô bon thẳng vào rừng.

Giờ khắp dải rừng rộng hơn 3.000ha của vườn quốc gia Kon Ka Kinh không một khoảnh đất nào anh và các thành viên của nhóm chưa từng đặt chân.

Lang bạt kỳ hồ, nhưng cả nhóm cũng ngần ngừ khi tôi hỏi một định danh về công việc của họ. Có người gọi là nghiên cứu viên, có người gọi họ là nhà bảo tồn, lại có người gọi họ là nhà khoa học... Thôi, gọi gì cũng không quan trọng, quan trọng nhất bây giờ là họ có được đàn voọc! Dù để đạt được điều đó, họ đang trải những năm tháng tuyệt đẹp của tuổi trẻ lên chốn heo hút nhất để núi rừng hồi sinh...

Khởi đăng hồ sơ: Người Việt ở nước Nga: hai mươi mùa gió tuyết

Tính đến nay, thế hệ người Việt ở Nga thời hậu Xô viết đã trải qua 20 mùa gió tuyết với bao thăng trầm thách thức. Bức tranh về đóng góp lớn lao của hàng vạn người Việt từ nước Nga cho sự phát triển của nền kinh tế VN thế nào? Họ đang sống và đối diện thách thức gì ở hiện tại và tương lai? Đầu xuân này, PV Thế Anh của Tuổi Trẻ vừa trở về từ nước Nga với cái nhìn toàn cảnh “Người Việt trong nước Nga mới”...

THÁI BÁ DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp bao năm đèn sách, ai cũng mong tìm được việc ổn định, lương khá. Tuy nhiên thực tế không như mơ, nhiều bạn đối mặt với sự thất vọng khi liên tục bị từ chối hoặc nhận mức lương không như mong muốn.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Trên những con thuyền tròng trành, các ngư dân làm nghề câu ở Đà Nẵng chọn khoảng trời tự do của riêng mình.

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khiến nhiều sinh viên không còn chờ đến khi tốt nghiệp mới tìm việc làm.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Cầm bằng cử nhân loại giỏi nhưng nhiều sinh viên vẫn loay hoay xin việc. Họ ngại, sợ và bắt đầu mất niềm tin sau nhiều lần bị từ chối.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Vớt rác thải nhựa, ngày đêm bảo vệ viên ngọc xanh Lan Hạ

Nhóm tình nguyện viên yêu biển cùng nhau lên thuyền, xắn tay áo vớt từng bao rác thải bằng trái tim nhiệt huyết cho hành động ý nghĩa.

Vớt rác thải nhựa, ngày đêm bảo vệ viên ngọc xanh Lan Hạ

'Sát thủ thầm lặng' fentanyl - Kỳ cuối: Thần chết mới nitazene mạnh gấp 500 lần

Nếu fentanyl mạnh hơn heroin 50 lần thì nitazene còn mạnh hơn heroin tới 500 lần. Nitazene đang gieo rắc cái chết khắp nơi, đặc biệt ở Anh.

'Sát thủ thầm lặng' fentanyl - Kỳ cuối: Thần chết mới nitazene mạnh gấp 500 lần
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar