16/03/2010 08:31 GMT+7

Tiếng Hoa đang bị tiếng Anh "xâm lấn"

ĐẶNG KINH LUÂN (Theo Telegraph)
ĐẶNG KINH LUÂN (Theo Telegraph)

TTO - Tiếng Anh đang "xâm lăng" tiếng Hoa một cách mạnh mẽ, đến mức một dịch giả hàng đầu Trung Quốc đã cảnh báo rằng nếu không dừng xu hướng này lại thì tiếng Hoa sẽ không còn là một ngôn ngữ thuần khiết.

Phóng to
Nhiều người trẻ ở Âu - Mỹ đang tìm học tiếng Hoa nhưng tiếng Hoa cũng đang bị "lai tạp" - Ảnh: EPA

Ông Huang Youyi, chủ tịch của Hiệp hội dịch giả quốc tế và là lãnh đạo Tập đoàn ấn bản quốc tế Trung Quốc - một trong những nhà xuất bản lớn nhất Trung Quốc, cho biết những từ tiếng Anh như "okay (đồng ý), bye-bye (tạm biệt), nice (dễ thương), modern (hiện đại), DVD, MP3, CEO (giám đốc điều hành), guitar (ghita)... đang dần đi vào đời sống hằng ngày.

"Nhiều người nghĩ rằng sử dụng tiếng nước ngoài là thể hiện sự quốc tế hóa cũng như một tư tưởng thoáng. Tôi lại không nghĩ như vậy. Ngược lại, chúng ta phải biết tự tin vào chính ngôn ngữ của mình. Bạn không thể mong chờ người khác tôn trọng mình nếu như mình không tôn trọng bản thân trước" - ông Huang Youyi, chủ tịch của Hiệp hội dịch giả quốc tế.

Ông nói: "Nếu chúng ta không chú ý và không có biện pháp để ngăn chặn tiếng Anh tràn vào tiếng Hoa, trong vài năm nữa, tiếng Hoa sẽ không còn là ngôn ngữ thuần khiết. Về lâu về dài, tiếng Hoa sẽ đánh mất vai trò là một ngôn ngữ độc lập trong việc truyền thông tin và diễn tả cảm xúc con người".

Khi Trung Quốc đang mở cửa và hiện đại hóa, thì đồng thời nước này cũng phải chống lại với dòng chảy của ngôn ngữ và văn hóa phương Tây. Hiện tại mỗi năm chỉ có khoảng 20 phim nước ngoài được trình chiếu tại các rạp. Tuy nhiên các nhãn hàng phương Tây cũng như kênh truyền hình tiếng Anh lại đang phổ biến rất rộng rãi.

Tuy nhiên ông Huang lại không nhận được nhiều sự đồng tình. Gu Yuego, một nhà nghiên cứu tại Viện ngôn ngữ của Học viện Trung Quốc về khoa học xã hội bình luận: "Nếu chúng ta bỏ đi những từ vay mượn, tiếng Hoa hiện đại chỉ còn lại không quá phân nửa. Vay mượn từ vựng từ những ngôn ngữ khác là một hiện tượng toàn cầu. Nó thể hiện một dấu hiệu tích cực của sự trao đổi văn hóa. Trung Quốc không thể tự đóng cánh cửa của mình".

Ông Gu lý giải: "Pháp đã nhiều lần cố gắng loại bỏ những từ tiếng Anh khỏi tiếng Pháp nhưng họ chỉ tự làm xấu hổ mình. Những bạn trẻ mặc-áo-Nike, uống-Coca không nghi ngờ gì, vẫn là người Trung Quốc, nhưng họ có một tư tưởng thoáng hơn, kiến thức rộng hơn về những quốc gia cũng như các nền văn hóa khác".

ĐẶNG KINH LUÂN (Theo Telegraph)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar