03/03/2004 23:13 GMT+7

Tiếng Anh sẽ không là ngôn ngữ chung của thế giới

PHỤNG CÁC (Theo MSNBC)
PHỤNG CÁC (Theo MSNBC)

TTO - Trong tương lai, con người sẽ giao tiếp với nhau hơn một loại ngôn ngữ và tiếng Anh sẽ không trở thành ngôn ngữ thống trị duy nhất. Theo kết quả phân tích mới đây của một chuyên gia ngôn ngữ học Anh, David Graddol, thì tiếng Anh vẫn là một trong những ngôn ngữ quan trọng nhất nhưng tương lai của nó sẽ mơ hồ và phức tạp hơn

Ông ta cho rằng tiếng Anh có thể trở thành ngôn ngữ được lựa chọn truớc nhất trong các ngôn ngữ có tầm ảnh hưởng ngang nó hơn là trở thành ngôn ngữ thống trị. Những người chỉ biết sử dụng tiếng Anh sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn trong công việc và đời sống.

Những cộng đồng dân cư sử dụng nhiều ngôn ngữ đang trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Theo kết quả khảo sát của cục điều tra dân số Mỹ thì gần một phần năm số người Mỹ sử dụng một ngôn ngữ khác hơn là tiếng Anh ở nhà.

Nhà ngôn ngữ học Stephen Anderson ở ĐH Yale cho rằng việc tồn tại đa ngôn ngữ trên thế giới là điều bình thường đối với con người và quan niệm cho rằng tiếng Anh không nên, không cần và chắc chắn không thay thế được ngôn ngữ bản xứ dường như là điều tự nhiên đối với ông. Anderson bổ sung thêm, việc học tiếng Anh là điều quan trọng nhưng các chính khách và các nhà giáo dục cần nhận thấy rằng không có lý do gì để lãng quên ngôn ngữ bản địa.

Gradol dự đoán, những người sử dụng tiếng Anh như là tiếng mẹ đẻ trên thế giới sẽ giảm từ 9% từ giữa thế kỷ 20 xuống còn 5% vào năm 2050. Ông phát biểu vào năm 1995, tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ đứng thứ hai sau tiếng Hoa. Đến năm 2050, tiếng Hoa vẫn giữ vị trí của nó, tiếng Hindu, tiếng Ả Rập sẽ vượt qua tiếng Anh, nhưng người sử dụng tiếng Tây Ban Nha thì xấp xỉ tiếng Anh.

Theo Graddol, ngay cả khi được xem là ngôn ngữ thứ hai, tiếng Anh có lẽ cũng sẽ không trở thành ngôn ngữ được nói rộng rãi nhất trên thế giới bởi vì có quá nhiều người sử dụng tiếng Hoa như là tiếng mẹ đẻ nên sẽ có nhiều người học tiếng Hoa như là ngôn ngữ thứ hai.

Trong tương lai, ngôn ngữ trên mạng sẽ phong phú hơn. Graddol nói, trong những năm đầu của thời kỳ Internet, hầu hết các trang web đều bằng tiếng Anh nhưng trong những năm gần đây, những trang web bằng ngôn ngữ khác đang tăng lên, đặc biệt là tiếng Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Nhật và các ngôn ngữ khác.

PHỤNG CÁC (Theo MSNBC)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Hiện tượng "nhận thân dưỡng già" lan rộng trên mạng xã hội Trung Quốc khi người trẻ tìm cha mẹ nuôi còn người già tìm con nuôi, phản ánh nhu cầu tình cảm trong một xã hội đang già hóa nhanh chóng.

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Một người đã bị bắt giữ và gần 300 người đã được sơ tán khỏi chuyến bay của Hãng Hawaiian Airlines, sau khi có tin báo về khả năng máy bay bị đe dọa đánh bom.

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

Ông Medvedev cảnh báo Ukraine có cơ hội cuối cùng để duy trì một dạng nhà nước sau khi xung đột kết thúc, khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đàm phán.

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar