01/09/2017 11:00 GMT+7

“Tiền mất tật mang” vì lộ thông tin cá nhân trên internet

THU THẢO
THU THẢO

TTO - Thời gian qua, hàng loạt các vụ tiền gửi trong ngân hàng “không cánh mà bay” đã khiến vấn đề bảo mật thông tin cá nhân “nóng” hơn bao giờ hết.

“Tiền mất tật mang” vì lộ thông tin cá nhân trên internet - Ảnh 1.

Thông tin cá nhân bí đánh cắp bởi những cú click chuột rất vô tình

Như vậy, làm thế nào để có thể an toàn trên không gian mạng khi những kẻ trong bóng tối đang cố gắng kiểm soát thông tin cá nhân của bạn? Câu hỏi này tưởng khó mà lại không khó nếu bạn biết một vài thủ thuật nhỏ

Tiền trong ngân hàng "không cánh mà bay": Lỗi tại ai?

Tháng 8-2016, cả nước được phen xôn xao khi một khách hàng của Vietcombank bị "rút ruột" 500 triệu từ tài khoản ngân hàng chỉ trong 1 đêm. Điều đáng ngạc nhiên là các giao dịch này được thực hiện từ internet banking mà chị này lại không nhận được bất cứ thông báo nào từ hệ thống bảo mật OTP.

Trước đó, đầu năm 2016, tài khoản VIB Bank của bà Hạnh ở Việt Trì cũng bị rút một số tiền bất thường tại Sài Gòn. Sau khi khiếu nại với ngân hàng, phải đến 2 tháng sau đó, số tiền này mới được về với "chính chủ".

Mới đây nhất, anh Nguyễn Minh Dương ở Quảng Ngãi đã bị rút 129 triệu từ tài khoản DongA Bank, trong khi thẻ của anh đang bị ngân hàng giữ do bị máy ATM nuốt thẻ.

Khi các vụ mất tiền trong tài khoản ngân hàng xảy ra, bên cạnh đặt câu hỏi về hệ thống bảo mật của ngân hàng, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng: khách hàng cũng có lỗi khi vô ý để làm lộ thông tin cá nhân. Trên thực tế, thông tin cá nhân này thường bị kẻ gian đánh cắp khi khách hàng truy nhập vào các trang web lạ, các trang web giả mạo, các đường link do virus tự động gửi hoặc máy tính/điện thoại bị nhiễm mã độc.

Theo đánh giá chung, những người bị đánh cắp thông tin thường mù mờ về công nghệ, dẫn đến những hậu quả khôn lường. Dẫu rằng, trong một vài trường hợp, ngân hàng chấp nhận bồi hoàn số tiền bị đánh cắp ra khỏi hệ thống, thế nhưng, "thân chủ" sẽ tốn không ít thời gian và công sức để chứng minh. Và thực tế, có không ít trường hợp chỉ được bồi hoàn 1 phần, thậm chí là mất trắng.

Bảo mật thông tin cá nhân: Tưởng không dễ mà dễ không tưởng

Trước sự bùng nổ của các trang web đen, các trang web reo rắc mã độc, việc bảo vệ thông tin cá nhân với người không rành công nghệ chẳng phải là việc dễ dàng. Theo đó, để an toàn nhất, các chuyên gia khuyên bạn nên cân nhắc việc gửi tên tài khoản, số thẻ tín dụng, số tài khoản ngân hàng và các thông tin cá nhân qua email, Skype, Facebook Messenger, tin nhắn hay các dịch vụ chat. Đặc biệt, không cung cấp mật khẩu cá nhân trong bất cứ trưởng hợp nào.

Bên cạnh đó, các tin nhắn spam qua email, Skype, Facebook Messenger… gửi kèm những đường link lạ thường ẩn chứa nhiều nguy cơ chứa mã độc hoặc virus, tốt nhất không nên click vào, nhất là khi nội dung của email và tin nhắn có liên quan tới thông tin tài khoản của bạn. Khi bị một số điện thoại hoặc email lạ yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân, hãy liên hệ lại với các đơn vị cung cấp dịch vụ để xác thực và yêu cầu xác nhận.

“Tiền mất tật mang” vì lộ thông tin cá nhân trên internet - Ảnh 2.

Phần mềm kiểm duyệt Safenet giúp thông tin cá nhân của bạn không bị đánh cắp

Tuy nhiên, giữa một ma trận các đường link thật, giả lẫn lộn, sẽ khó tránh được những lúc chúng ta vô tình nhấn vào đường link giả mà không hề hay biết. Khi đó, việc tài khoản của ta tự động thanh toán những hóa đơn của người lạ hay bị rút trộm tiền là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Với hoàn cảnh ở Việt Nam, khi câu chuyện: "Ai bảo vệ khách khi họ bị lộ thông tin?" còn chưa có hồi kết, thì tốt nhất mỗi người nên học cách bảo vệ mình bằng những phần mềm bảo vệ như Safenet. Đây là một dịch vụ của Viettel, giúp bạn kiểm duyệt và loại bỏ những mã độc, những đường link chứa virus, các trang web xấu, các trang web giả dạng để lừa đảo...

Thay vì hoạt động trên từng thiết bị, phần mềm này vận hành "từ trên cao", chặn các mã độc hay web lừa đảo ngay từ nguồn hạ tầng của Viettel. Do đó, cho dù truy cập internet bằng điện thoại, máy tính bàn hay máy tính bảng… bạn vẫn được bảo vệ an toàn trong thời kỳ số.

SafeNet là dịch vụ tiện ích dành cho các khách hàng đang sử sụng Internet cáp quang (FTTH) của Viettel. Giúp bảo vệ bạn và gia đình trước các nguy cơ tiềm tàng của Internet như: mã độc, nội dung không phù hợp với trẻ em, web lừa đảo; kiểm soát chơi game trực tuyến, quảng cáo làm phiền người dùng…

Từ 01-7-2017 Viettel dành tặng 01 tháng trải nghiệm dịch vụ miễn phí dành cho toàn bộ khách hàng.

Tham khảo thêm tại http://safenet.vn hoặc gọi đến số 18008119 (miễn phí).

THU THẢO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar