18/04/2023 09:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tiễn bà Nguyễn Thị Đồng - một người dám nghĩ, dám làm

Bà Nguyễn Thị Đồng - nguyên phó giám đốc, bí thư Đảng ủy Công ty dệt may Thành Công - vừa rời cõi tạm về nơi vĩnh hằng.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Văn Kiệt đến thăm và làm việc với Nhà máy dệt Thành Công năm 1979, đang trao đổi với bà Nguyễn Thị Đồng, nguyên Phó Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy nhà máy. Lúc đó là thời kỳ đổi mới. Nhà máy dệt Thành Công là đơn vị được phép “xuất khẩu tại chỗ” để lấy ngoại tệ nhập nguyên liệu và máy móc thiết bị mới - Ảnh: Tư liệu của Nhà máy dệt Thành Công

Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Văn Kiệt đến thăm và làm việc với Nhà máy dệt Thành Công năm 1979, đang trao đổi với bà Nguyễn Thị Đồng, nguyên Phó Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy nhà máy. Lúc đó là thời kỳ đổi mới. Nhà máy dệt Thành Công là đơn vị được phép “xuất khẩu tại chỗ” để lấy ngoại tệ nhập nguyên liệu và máy móc thiết bị mới - Ảnh: Tư liệu của Nhà máy dệt Thành Công

Nguyễn Thị Đồng là một trong những lá cờ đầu của phong trào "xé rào", góp phần tạo nên tiền đề đổi mới vào cuối thập niên 1980.

Thế hệ của bà xuất hiện nhiều người dũng cảm, mạnh dạn vượt qua khó khăn khách quan lẫn ràng buộc nội tại, cùng nhau đưa TP.HCM trở thành địa phương được đánh giá năng động nhất nước.

Thời xa xưa ấy, kinh tế đất nước đứng bên bờ vực thẳm, bị cấm vận, bị cơ chế quan liêu bao cấp vây hãm tứ phía. 

Các doanh nghiệp nhà nước gần như "bó tay" do thiếu thốn tứ bề. Trong tình cảnh này, bà Đồng cùng với những người như bà Nguyễn Thị Ráo (Ba Thi) - giám đốc Công ty Lương thực TP.HCM, Nguyễn Quang Lộc - giám đốc Nhà máy bột giặt Viso, Lê Đình Thụy - giám đốc Thuốc lá Vĩnh Hội và một số người khác đã đột phá bằng phương thức kinh doanh tự vay - tự trả, tức là vay vốn để mua nguyên vật liệu sản xuất, rồi trực tiếp đưa sản phẩm ra thị trường hoặc bán cho các đơn vị xuất khẩu để thu ngoại tệ. 

Cách làm này có thể nói là táo bạo, bởi đụng vào các nguyên tắc bất di bất dịch của thời đó.

Bà Đồng và những người cùng chí hướng biết làm vậy là rất nguy hiểm, có thể phải bị tù tội. Quả thật là đơn thư tố cáo liên tục gửi lên cấp trên, đương nhiên phải chịu không ít áp lực của nhiều đoàn thanh tra xuống tận nơi "sờ gáy". 

Họ đều "thoát" khi cấp có thẩm quyền không tìm thấy dấu vết tư túi, doanh nghiệp phát triển tốt, đời sống công nhân được nâng cao, đặc biệt là sau lưng họ có sự nâng đỡ của ông Võ Văn Kiệt - lúc ấy là bí thư Thành ủy TP.HCM.

Ông Võ Văn Kiệt tận mắt nhìn thấy thực tế đầy trăn trở, lắng nghe tất cả mọi sự chòi đạp ở cơ sở. Thấu hiểu những lực cản, ông dùng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy sản xuất tại các xí nghiệp, nhà máy. 

Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Văn Kiệt đến thăm và làm việc với Nhà máy dệt Thành Công năm 1979. Người đứng phía sau là bà Nguyễn Thị Đồng, nguyên Phó Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy nhà máy - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Văn Kiệt đến thăm và làm việc với Nhà máy dệt Thành Công năm 1979. Người đứng phía sau là bà Nguyễn Thị Đồng, nguyên Phó Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy nhà máy - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Ông khuyến khích mở rộng quyền chủ động, "bật đèn xanh" cho chủ trương ba lợi ích: lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động. Ông khảng khái nói: "Đừng tham ô thôi, nếu làm mà phải đi tù thì tôi sẽ là người đưa cơm".

Dám nghĩ - dám làm như bà Đồng và những người cùng thời tưởng như là chuyện của "cổ lai hy", thế mà khi chúng ta hội nhập sâu vào kinh tế thị trường, hình như câu chuyện này vẫn còn nguyên tính thời sự nóng hổi. 

Rõ ràng là hiện nay dù khác trước nhiều, nhưng vẫn tồn tại những rảo cản lỗi thời, thậm chí vô lý. 

Phải thẳng thắn thừa nhận quy định hiện hành còn chứa đựng không ít bất cập, đôi khi giữa cái đúng và cái sai, giữa minh bạch và cám dỗ chỉ là lằn ranh mong manh, chệch choạc một chút là có thể rơi vào tình huống ngặt nghèo. Nhưng không thể vì vậy mà chọn con đường "thúc thủ", mặc nhiên trở thành kẻ vô cảm.

Thế mạnh của xã hội phát triển là dám nghĩ - dám làm. Nó luôn xuất hiện ở mọi thời kỳ. Sẽ ra sao khi luôn gò thân trong cứng nhắc, thiếu tính thôi thúc sáng tạo? Chúng ta không tha thứ cho thói vô lối, lợi dụng "xé rào" để kiếm chác. 

Nhưng cũng không ủng hộ những con người chỉ biết tuân thủ một cách thụ động, tự thu mình trong tháp ngà. Thiếu quy chế thì tìm cách hóa giải trên cơ sở sáng kiến, hành động lẫn kiến nghị, không ngồi chờ "bề trên". 

Tất nhiên là phải vượt qua thách thức trên tinh thần thận trọng, có căn cứ khoa học và có lý lẽ thuyết phục.

Thế hệ của bà Đồng chưa có nghị quyết bảo vệ người dám nghĩ - dám làm của Bộ Chính trị. Họ không cần đến giải pháp "chữa bệnh sợ trách nhiệm". Họ là thế, trong veo vì lợi ích chung!

Để người trẻ dám nghĩ, dám làm, dám vươn lên

Hôm nay 6-4, tọa đàm "Người trẻ có sợ trách nhiệm?" do báo Tuổi Trẻ cùng Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật tổ chức, với sự định hướng của Ban Nội chính trung ương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

Hàng giả, hàng gian gây bức xúc đã từ lâu, nay nóng lên khi cơ quan chức năng vừa khởi tố nhiều vụ gây chấn động.

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

Kiểm tra hàng giả, thực phẩm chức năng giả: Cây kim trong bọc

Việc xử lý với nạn làm hàng giả được thực thi nghiêm sau thời gian dài vấn nạn này gây nhiều hệ lụy với xã hội.

Kiểm tra hàng giả, thực phẩm chức năng giả: Cây kim trong bọc

Ban quản trị chung cư không thể là 'tay ngang'

Người tham gia ban quản trị chung cư ngoài nhiệt tình còn phải có chuyên môn, phải chuyên nghiệp để bảo vệ chính mình và quyền lợi của cư dân.

Ban quản trị chung cư không thể là 'tay ngang'

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Trong nửa đầu năm 2025, điện ảnh Việt Nam đã có chín phim đạt doanh thu trên 100 tỉ đồng. Đặc biệt một phim đã cán mốc 300 tỉ và bốn phim khác vượt qua cột mốc 200 tỉ.

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar