12/07/2016 11:01 GMT+7

Tiêm trắng da ẩn chứa rủi ro

THÙY DƯƠNG - L.ANH (thuyduong@tuoitre.com.vn)
THÙY DƯƠNG - L.ANH ([email protected])

TTO - Đến nay Bộ Y tế chưa cho phép sử dụng thuốc hay nhau thai động vật để tiêm trắng da. Thế nhưng nhiều cơ sở thẩm mỹ tại TP.HCM vẫn quảng cáo tiêm thuốc, nhau thai hươu... để giúp các quý cô sở hữu một làn da trắng.

Một buổi sáng cuối tháng 6, chúng tôi đến một thẩm mỹ viện nằm trên đường Bà Huyện Thanh Quan, Q.3 để được tư vấn tiêm trắng da.

Tại đây, một nhân viên nữ tư vấn cho chúng tôi về cách truyền trực tiếp nhau thai hươu vào tĩnh mạch để nuôi dưỡng da, trong đó 70% cho cơ thể và 30% cho mặt. Giá cho một liệu trình là 60 triệu đồng. Khách hàng được truyền 10 lần, mỗi tuần truyền một lần.

Da trắng mơn mởn

Cô nhân viên này hỏi da chúng tôi có bị bắt nắng không? Khi chúng tôi trả lời “có” thì cô khuyên chúng tôi nên truyền bởi khi truyền chất này vào tĩnh mạch da sẽ “mơn mởn” ra.

Thấy chúng tôi chăm chú lắng nghe, cô nhân viên tư vấn tiếp: “Ngày đến truyền bắt buộc phải ăn cho no vì nếu đói sẽ hơi xót ruột. Thời gian truyền trong nửa tiếng đổ lại”. Khi thấy chúng tôi lo lắng không biết khi truyền nhau thai hươu có nguy hiểm không thì cô nhân viên này khẳng định “không có gì nguy hiểm cả. Ở đây người ta truyền rất nhiều. Truyền như truyền nước biển. Dưỡng chất đó được pha với nước biển truyền trực tiếp vào người để nuôi dưỡng toàn thân. Hiểu nôm na đây là thực phẩm dành cho da và nội tiết tố nữ”.

Ngoài tác dụng làm trắng da, cô nhân viên giới thiệu da sẽ bớt bị bắt nắng hơn. Hơn nữa, khi dưỡng chất tác động vào nội tiết tố nữ cho cân bằng thì không chỉ da đẹp mà trong người cảm thấy rất thoải mái. Cô nhân viên này khoe có nhiều khách truyền xong làn da trắng mơn mởn, nhìn rất thích. Nhiều người mẫu, ca sĩ đã dùng dịch vụ này.

“Từ nhau của hươu lọc ra tế bào gốc thuần khiết, khi đưa vào cơ thể, các tế bào này nuôi dưỡng những dưỡng chất trong cơ thể của chị. Chị cứ an tâm, các tế bào đã được bào chế để thích nghi với cơ thể của mình. Nếu người nào chậm hơn sẽ truyền hai lộ trình (có giá 120 triệu đồng), nếu ai nhanh chỉ sau 5 tuần truyền sẽ thấy làn da khác từ từ” - cô nhân viên này giải thích.

Một thẩm mỹ viện khác ở Q.5 có quảng cáo thuốc làm trắng da là hợp chất của glutathione và vitamin C. Tiêm chất làm trắng mang lại nhiều lợi ích, rất an toàn, hiệu quả rất cao và nhanh chóng. Khách hàng có thể yên tâm sử dụng thuốc chích trắng da vì mỹ viện sử dụng thuốc chính hãng, liệu trình chích trắng được thực hiện bởi các bác sĩ thẩm mỹ giàu kinh nghiệm...

Có nguy cơ tai biến nguy hiểm

TS.BS Nguyễn Trọng Hào, phó giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết các loại thuốc tiêm làm trắng trên thị trường thường được quảng cáo gồm glutathione, vitamin C, collagen và các nhau thai động vật, thậm chí là “nhau thai người”...

Tuy nhiên, hiện chưa có loại thuốc nào được Bộ Y tế cho phép sử dụng để tiêm làm trắng da. Sử dụng glutathione, vitamin C... có thể làm da trắng hơn vì các hoạt chất này can thiệp vào quá trình tạo sắc tố da. Nhưng màu sắc da do yếu tố di truyền quyết định, nên những biện pháp như bôi thuốc, tắm trắng, hay thậm chí tiêm thuốc nếu có tác dụng chỉ mang tính tạm thời.

Chưa kể, tiêm thuốc tắm trắng sẽ có nguy cơ tai biến nguy hiểm đến tính mạng như sốc phản vệ, huyết khối, hay nguy cơ nhiễm trùng, lan truyền mầm bệnh (viêm gan siêu vi, HIV) qua tiêm chích. Ngoài ra, thuốc làm trắng can thiệp vào quá trình tạo sắc tố sẽ làm da mất khả năng tự bảo vệ trước tác động của tia cực tím, lâu dài có nguy cơ ung thư da.

Chính vì vậy cơ quan quản lý dược phẩm ở một số nước như Mỹ, Philippines... đã đưa ra cảnh báo cấm sử dụng các thuốc tiêm làm trắng, xem việc kinh doanh những sản phẩm này là phạm pháp.

TS Hào nhấn mạnh màu sắc da chủ yếu do yếu tố di truyền, không nên kỳ vọng thay đổi màu sắc da từ ngăm đen sang trắng sáng. Chúng ta chỉ có thể làm da trở nên khỏe mạnh và tươi sáng hơn nếu biết giữ gìn và chăm sóc đúng cách.

Có thể làm theo các bước như sau: bổ sung đầy đủ vitamin, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế các chất ngọt, béo; có chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp, tránh stress, không thức quá khuya; bảo vệ làn da khi ra nắng bằng áo khoác, khẩu trang, kính mát, kem chống nắng, nhất là khoảng thời gian từ 9g đến 16g; sử dụng một số sản phẩm, mỹ phẩm phù hợp với làn da theo tư vấn của bác sĩ da liễu.

Đồng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Minh Quang, phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, cho rằng dịch vụ tiêm trắng da gần đây được quảng cáo nhiều ở các cơ sở thẩm mỹ. Song, việc tác động làm da trắng hay đen theo ông Quang chỉ làm thay đổi bên ngoài da, còn các yếu tố gốc rễ quyết định màu da vẫn còn ở đó.

Hiện dịch vụ tiêm truyền tế bào gốc - vitamin, uống thuốc trắng da, dưỡng trắng da bằng kem lột và các vật liệu khác như cám gạo, sữa… được sử dụng rất phổ biến ở hầu hết cơ sở làm đẹp. Sau khi tiêm, truyền, tắm trắng, người sử dụng dịch vụ phải áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ da vì sau tiêm, truyền, tắm trắng, da yếu và non hơn nhiều do bị bóc đi lớp ngoài cùng hoặc dễ bắt nắng.

Không có trong danh mục kỹ thuật của Bộ Y tế

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 11-7, đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết kỹ thuật tiêm, truyền trắng da hiện chưa nằm trong danh mục kỹ thuật được Bộ Y tế cho phép. Các kỹ thuật mới đều phải gửi hồ sơ lên Bộ Y tế hoặc sở y tế tùy cấp độ của kỹ thuật, nếu được các cơ quan này phê duyệt thì mới được triển khai áp dụng cho khách hàng.

“Thực tế có ý kiến cho biết việc tiêm, truyền vitamin C có tác dụng với da, tuy nhiên không nên lạm dụng phương pháp này với các dịch vụ ngoài mục đích chữa bệnh vì có thể có biến chứng hoặc gây sốc”- vị đại diện này cho biết.

Một thanh tra Sở Y tế TP.HCM cũng cho biết những cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ được ngành y tế cấp phép mới được thực hiện các thủ thuật, kỹ thuật của ngành y tế, căn cứ trên danh mục kỹ thuật được Bộ Y tế cấp phép. Những thẩm mỹ viện không thuộc Sở Y tế quản lý nhưng nếu phát hiện những cơ sở này có vấn đề vẫn sẽ thanh tra, kiểm tra.

THÙY DƯƠNG - L.ANH ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Một nhóm bác sĩ tại miền Nam California, Mỹ vừa thực hiện ca cấy ghép bàng quang đầu tiên trên người, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân mắc các bệnh lý bàng quang nghiêm trọng và khó điều trị.

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Sở Y tế Đồng Nai yêu cầu kiểm tra công ty của chồng Đoàn Di Băng

Liên quan sản phẩm công ty của chồng Đoàn Di Băng bị đình chỉ lưu hành, Sở Y tế Đồng Nai đã giao Thanh tra sở kiểm tra Công ty TNHH thương mại dịch vụ VB Group và Công ty cổ phần Nhà máy y tế EBC Đồng Nai.

Sở Y tế Đồng Nai yêu cầu kiểm tra công ty của chồng Đoàn Di Băng

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Công an Đắk Lắk cho rằng các vụ bệnh nhân tử vong có dấu hiệu tội phạm, bệnh viện bàn giao cho gia đình mai táng gây khó khăn nên đề nghị cung cấp hồ sơ để điều tra.

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar