08/11/2020 10:26 GMT+7

Thủy Nguyễn ghi chép văn hóa lên thời trang

HOÀI PHƯƠNG - MAI THỤY
HOÀI PHƯƠNG - MAI THỤY

TTO - Được biết đến với nhiều vai trò khác nhau trong nhiều lĩnh vực như hội họa, sắp đặt nghệ thuật, phim ảnh và thiết kế, nhưng Thủy Nguyễn vẫn gây sức hút trước công chúng bằng sự sáng tạo và tầm ảnh hưởng của mình lên thời trang.

Thủy Nguyễn ghi chép văn hóa lên thời trang - Ảnh 1.

Nhà thiết kế Thủy Nguyễn - Ảnh: NVCC

Năm 2021 đánh dấu 10 năm hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu Thuy Design House, Thủy Nguyễn đã chia sẻ cột mốc đáng nhớ này bằng triển lãm mang tên "Thủy Nguyễn - Mộng bình thường".

Chương trình diễn ra tại Trung tâm nghệ thuật đương đại The Factory (Q.2, TP.HCM) từ ngày 7-11-2020 đến 6-2-2021.

Mộng bình thường, tâm bình an

"Mộng bình thường" - triển lãm thời trang đầu tiên của nhà thiết kế Thủy Nguyễn là một giấc mơ đang được viết tiếp. Với cô, sự sáng tạo luôn gắn liền với chất liệu văn hóa và thủ công đặc trưng của Việt Nam. Qua đó, Thủy Nguyễn chứng minh rằng thời trang còn sắm vai trò như một đường dẫn vào văn hóa của một cộng đồng, chứ không chỉ để làm đẹp.

"Thủy chọn thời gian này vì nghĩ cái gì cũng có duyên và có thời điểm. Cái duyên "Mộng bình thường" xảy ra là một dấu mốc quan trọng với Thủy, để được bình thường thì biết bao gian truân.

Thủy muốn ngẫm lại, chậm và bình an để suy tư mọi vật như thể chính nó vậy. Khi đó, tâm bình an hơn và mọi thứ bình thường sẽ trở nên phi thường" - Thủy Nguyễn chia sẻ về triển lãm được lấy cảm hứng từ bài hát Ngậm ngùi (thơ Huy Cận, nhạc Phạm Duy).

Triển lãm quy tụ hơn 100 hiện vật, trong đó có 69 bộ trang phục tái hiện phong phú và rõ nét dấu ấn đặc trưng trong sự nghiệp thời trang của Thủy Nguyễn. Phần lớn những tác phẩm đều đã được trình diễn trước đây, nhưng trải nghiệm của người xem nơi sàn diễn và ở triển lãm hoàn toàn khác nhau.

Thủy cho biết: "Trên sàn diễn thời trang Thủy trình diễn bộ sưu tập theo chủ đề và cảm hứng sáng tác, nhưng ở triển lãm khán giả lại nhìn thấy một hướng khác của Thủy. Cách lớn lên, suy tư, thực hành nghệ thuật ảnh hưởng đến tác phẩm của Thủy thế nào? Lối sống của Thủy đã truyền cảm hứng đến Thủy thế nào và tại sao Thủy làm như vậy?".

Thủy Nguyễn ghi chép văn hóa lên thời trang - Ảnh 2.

Nhà thiết kế Thủy Nguyễn chia sẻ về tác phẩm No22 trong bộ sưu tập “Rồng bay phượng múa” - Ảnh: MAI THỤY

Chiêm ngắm cái đẹp

Giấc mộng "bình thường" của Thủy Nguyễn không chỉ là tạo ra một không gian nơi thời trang được chiêm ngưỡng như tác phẩm nghệ thuật mà còn muốn hồn cốt văn hóa dân tộc được gìn giữ, tiếp biến trong đời sống đương đại.

Tác phẩm No22 trong bộ sưu tập "Rồng bay phượng múa" được thiết kế riêng cho triển lãm, với phần áo dài đính kết hoàn toàn từ cườm thay vì dùng vải. Những hạt cườm nối lại với nhau với cấu trúc lưới đã khiến bộ trang phục đến gần lắm cái ý "sợi buồn con nhện giăng mau" của thi ca.

Bóc tách tính chức năng của trang phục, nhà thiết kế muốn biến bộ áo dài trở thành một nghệ phẩm thật sự và cơ thể con người chỉ đóng vai tấm toan vẽ để cái đẹp được trình hiện.

Dù Thủy Nguyễn dành nhiều tâm huyết vào tác phẩm trên nhưng thành thật, tính nghệ thuật lẫn sự thú vị của nghệ y lại nằm trọn vẹn ở căn phòng "Đôi vầng nhật nguyệt". Bốn bộ áo dài chỉ có hai màu đen - trắng dựng đăng đối nhau trong không gian lấp loáng giấy gương như thách thức mỹ cảm, sự tưởng tượng của người xem.

Không cần bước trực tiếp vào gian phòng, chỉ cần nhìn xuyên qua bức rèm thưa, người xem lập tức bị cuốn hút bởi ánh sáng liêu trai và tính thiêng trong cách sắp đặt.

Người ta thường gắn Thủy Nguyễn với áo dài nhưng thực ra trang phục này, cũng như váy yếm, đầm, chân váy, áo khoác… chỉ đóng vai trò như một bối cảnh trần thuật của nhà thiết kế.

Lục lọi trong văn hóa dân gian và ở cả không khí thành phố hiện đại, Thủy Nguyễn đưa cá chép và gà Đông Hồ lên gấm vóc, thổi hồn vào những ô gạch bông và họa tiết kỷ hà trên lụa. Thế nên sẽ có những khúc quanh biến chuyển trong triển lãm khá gắt, có khi truyền thống đến mức thiêng liêng, sùng kính và cũng có lúc đối thoại cởi mở với đời sống đương đại.

Thủy Nguyễn tốt nghiệp Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam, lấy bằng cao học tại Học viện Nghệ thuật thị giác và kiến trúc quốc gia Ukraine. Thủy Nguyễn khởi đầu hành trình thời trang từ năm 2011 với cửa hàng đầu tiên Thuy Design House ở Đồng Khởi.

Năm 2016, Thủy Nguyễn sáng lập Trung tâm nghệ thuật đương đại The Factory tại TP.HCM, không gian độc lập đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng dành riêng cho nghệ thuật đương đại.

Năm 2019, Thủy Nguyễn được vinh danh là 1 trong 50 phụ nữ có sức ảnh hưởng nhất do một tạp chí bình chọn.

H.P.

​Thủy Nguyễn mộng mị trong nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu

TTO - Lấy cảm xúc từ những điệu múa hát chầu văn trong các nghi lễ dân gian của tín ngưỡng thờ Mẫu, sử dụng những kỹ thuật chế tác họa tiết trang phục - phụ kiện tinh xảo, nhà thiết kế Thủy Nguyễn đã cho ra đời bộ sưu tập “Mộng mị”.

HOÀI PHƯƠNG - MAI THỤY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, khẳng định các kiến trúc sư Việt Nam ‘tuy thời thế mạnh yếu khác nhau, xong hào kiệt thời nào cũng có’, không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế.

'Kiến trúc sư Việt Nam không hề lép vế trước các kiến trúc sư quốc tế'

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Chào đón hè 2025, một số sân khấu đã lên sàn tập và chốt lịch diễn kịch thiếu nhi.

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar