06/06/2023 08:58 GMT+7

Thụy Điển không ngừng sáng tạo ở tuổi 500

Hôm nay chúng tôi kỷ niệm 500 năm kể từ khi ông Gustav Vasa được bầu làm vua (6-6-1523), khởi đầu kỷ nguyên mới của Thụy Điển là một quốc gia hiện đại. 2023 cũng là kỷ niệm 50 năm ngày lên ngôi của Đức vua Carl XVI Gustaf.

Tổng hợp: HỒNG VÂN - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Tổng hợp: HỒNG VÂN - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Trong ngày Quốc khánh, cho phép tôi suy ngẫm về hành trình của Thụy Điển đến với sự tiến bộ, cả trong quá khứ và hiện tại, và khát vọng của chúng tôi hướng tới tương lai - bao gồm quan hệ với Việt Nam.

4 bài học thành công

Trong các thế kỷ qua, Thụy Điển đã được định hình bởi địa lý, lịch sử và văn hóa độc đáo. Từ các khu rừng đến thành phố, từ Vòng Cực đến Biển Baltic, từ bóng đá đến âm nhạc, Thụy Điển luôn là một đất nước đa dạng và nhiều sự tương phản.

Thụy Điển được biết đến với những thành công trong đổi mới sáng tạo, các ngành công nghệ tiên tiến đến âm nhạc và thời trang.

Có bốn bài học chúng tôi thu được trên hành trình của mình. Thứ nhất, Thụy Điển có truyền thống lâu dài về giáo dục và nghiên cứu.

Từ trường đại học đầu tiên tại Uppsala năm 1477 đến các trường đại học và viện nghiên cứu ngày nay nằm trong top 100 thế giới, Thụy Điển luôn coi trọng tri thức và nghiên cứu. Điều này đã tạo nên một lực lượng lao động có kỹ năng cao và một nền văn hóa thúc đẩy đổi mới.

Thứ hai, chúng tôi có truyền thống mạnh mẽ về phúc lợi và bình đẳng, tạo nên một xã hội ổn định và bao trùm. Tiền đề này thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, chấp nhận rủi ro, khuyến khích phụ nữ tham gia thị trường lao động. Cá nhân ở mọi tầng lớp có thể thử nghiệm, thất bại, thử lại và thành công.

Thứ ba, văn hóa hợp tác bén rễ sâu sắc trong xã hội. Mô hình đối tác xã hội là một điển hình với việc hợp tác giữa liên đoàn lao động, nhà tuyển dụng và chính phủ.

Cơ chế này tạo ra một môi trường tin tưởng lẫn nhau và bệ phóng cho nhiều doanh nghiệp vươn tầm thế giới. Hơn nữa, sự tương tác giữa chính phủ, giới học thuật, ngành công nghiệp và tổ chức phi chính phủ tạo ra mô hình hợp tác thành công "kiềng bốn chân".

Cuối cùng, Thụy Điển cam kết mạnh mẽ với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, đã thúc đẩy phát triển nhiều giải pháp và công nghệ đổi mới. Những sáng kiến này không chỉ bảo vệ môi trường mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh mới, như trong lĩnh vực công nghệ xanh và kinh doanh xanh.

Những điều trên, cùng với một môi trường nuôi dưỡng sáng tạo và đổi mới, đã giúp Thụy Điển trở thành một quốc gia sáng tạo. Từ các công ty như Atlas Copco, IKEA, Ericsson, Polarium và Volvo, đến các phát minh như dây an toàn ba điểm, máy tạo nhịp tim và Spotify, Thụy Điển đã đóng góp đáng kể cho thế giới.

Đại sứ Thụy Điển Ann Måwe

Đại sứ Thụy Điển Ann Måwe

Khát vọng quốc gia không hóa thạch

Tham dự Làng châu Âu ở Hà Nội vào tháng trước, tôi đã gặp hàng trăm người trẻ Việt tài năng, hiếu kỳ mong muốn tìm hiểu thêm Thụy Điển và tương lai chung của chúng ta.

Khát vọng của Thụy Điển là trở thành quốc gia không hóa thạch đầu tiên trên thế giới vào năm 2045, và nhiều tiến bộ đã đạt được như phát triển nguồn năng lượng tái tạo, như điện gió và thủy điện, cũng như xây dựng chính sách tiết kiệm điện và giao thông xanh. Nỗ lực này duy trì Thụy Điển là quốc gia hàng đầu thế giới về bền vững.

Nền kinh tế tuần hoàn của Thụy Điển là một hình mẫu cho những quốc gia khác khi chúng tôi đã có thể biến rác thành tài nguyên và triển khai các chính sách khuyến khích tái chế và giảm chất thải.

Thực tế, Thụy Điển đã thành công trong lĩnh vực này đến mức hiện nay Thụy Điển đã nhập khẩu rác từ các quốc gia khác để sử dụng làm nhiên liệu trong các nhà máy biến chất thải thành năng lượng.

Việt Nam xác định chuyển đổi xanh là một mục tiêu dài hạn quan trọng và có lộ trình để đạt mục tiêu năm 2050. Việt Nam cũng đã có bước phát triển kinh tế mạnh mẽ và nỗ lực cải thiện vị trí trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu.

Bằng cách tận dụng đổi mới sáng tạo, bền vững và đồng sáng tạo, Thụy Điển và Việt Nam có thể mở rộng hợp tác về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, bổ sung thế mạnh và khả năng cạnh tranh cho nhau trong các lĩnh vực này.

Thụy Điển là điểm đến hàng đầu cho nhân tài nhờ mức sống cao và chú trọng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Các giá trị tiến bộ và môi trường tiếng Anh giúp những người không nói tiếng Thụy Điển (bao gồm người Việt) dễ dàng học tập và làm việc tại đây.

Năm tới, khi Thụy Điển và Việt Nam kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao hai nước, tôi mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam trở nên bền chặt hơn nữa, đặc biệt là thương mại và đầu tư, và thông qua các sáng kiến hướng tới một tương lai bền vững, sáng tạo.

Quốc gia bền vững, sáng tạo

Nhiều năm liền, Thụy Điển đứng trong tốp đầu các quốc gia bền vững nhất thế giới. Hiện nay, khoảng 60% nguồn cung năng lượng của Thụy Điển là từ năng lượng tái tạo. Quốc gia Bắc Âu này đặt mục tiêu không sử dụng nhiên liệu hóa thạch và dùng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2045.

Theo giáo sư Johan Rockström, đồng sáng lập Trung tâm Stockholm Resilience, Thụy Điển có thế mạnh cả về khoa học và hành động. Sự kết hợp này vừa mang tính bền vững vừa gắn với hạnh phúc của con người.

Thụy Điển quan niệm bền vững và phát triển đi liền với nhau, chứ không phải đánh đổi một trong hai. Là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất ở châu Âu, đất nước này phải đáp ứng các thách thức của đô thị hóa như giao thông, điện, nước sạch...

Tuy nhiên, Thụy Điển không hy sinh đất rừng và đất nông nghiệp để phát triển nhà, ngược lại còn lập công viên quốc gia và bảo vệ những không gian xanh ở thủ đô. Các khu công nghiệp cũ được thiết kế lại để trở thành nhà ở tiết kiệm năng lượng.

Người dân ở Thụy Điển sống trong một hệ sinh thái bền vững gồm nhà ở tiết kiệm năng lượng, sử dụng giao thông công cộng và kinh tế tuần hoàn.

Không chỉ bền vững, Thụy Điển còn là quốc gia đổi mới sáng tạo. Năm 2022, Thụy Điển xếp thứ ba thế giới về đổi mới sáng tạo, theo xếp hạng Global Innovations Index.

HỒNG VÂN

Kể từ 1983, Thụy Điển đã kỷ niệm ngày Quốc khánh vào ngày 6-6. Đây là ngày Gustav Vasa lên ngôi vua năm 1523 và vào ngày đó một hiến pháp mới được thông qua năm 1809 - Ảnh: Đại sứ quán Thụy Điển

Kể từ 1983, Thụy Điển đã kỷ niệm ngày Quốc khánh vào ngày 6-6. Đây là ngày Gustav Vasa lên ngôi vua năm 1523 và vào ngày đó một hiến pháp mới được thông qua năm 1809 - Ảnh: Đại sứ quán Thụy Điển

HYBRIT là viết tắt của công nghệ luyện sắt đột phá bằng hydro. Với cách tiếp cận mới, than cốc truyền thống cần thiết cho sản xuất thép từ quặng được thay thế bằng điện và hydro không có hóa thạch. Kết quả sẽ là công nghệ luyện thép không sử dụng quặng hóa thạch đầu tiên trên thế giới, hầu như không có dấu chân carbon. Đây là sáng kiến sẽ cách mạng hóa sản xuất thép. Mục tiêu là tạo ra chuỗi giá trị hoàn toàn không có hóa thạch, từ mỏ đến thép thành phẩm - Ảnh: Đại sứ quán Thụy Điển

HYBRIT là viết tắt của công nghệ luyện sắt đột phá bằng hydro. Với cách tiếp cận mới, than cốc truyền thống cần thiết cho sản xuất thép từ quặng được thay thế bằng điện và hydro không có hóa thạch. Kết quả sẽ là công nghệ luyện thép không sử dụng quặng hóa thạch đầu tiên trên thế giới, hầu như không có dấu chân carbon. Đây là sáng kiến sẽ cách mạng hóa sản xuất thép. Mục tiêu là tạo ra chuỗi giá trị hoàn toàn không có hóa thạch, từ mỏ đến thép thành phẩm - Ảnh: Đại sứ quán Thụy Điển

Kuggen (The Cog) là trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của Đại học Công nghệ Chalmers. Bản thân nó là cũng một sự sáng tạo, với các giải pháp đổi mới và bền vững trong toàn bộ tòa nhà. Mục tiêu của Kuggen là trở thành một môi trường sáng tạo và là nơi gặp gỡ của sinh viên, giáo viên và doanh nghiệp, một mục tiêu khác là chứng minh cách phát triển các kỹ thuật và vật liệu xây dựng để giúp bảo tồn năng lượng - Ảnh: Đại sứ quán Thụy Điển

Kuggen (The Cog) là trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của Đại học Công nghệ Chalmers. Bản thân nó là cũng một sự sáng tạo, với các giải pháp đổi mới và bền vững trong toàn bộ tòa nhà. Mục tiêu của Kuggen là trở thành một môi trường sáng tạo và là nơi gặp gỡ của sinh viên, giáo viên và doanh nghiệp, một mục tiêu khác là chứng minh cách phát triển các kỹ thuật và vật liệu xây dựng để giúp bảo tồn năng lượng - Ảnh: Đại sứ quán Thụy Điển

NATO thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý kết nạp Thụy Điển

Tại Hội nghị ngoại trưởng các nước thành viên NATO ngày 1-6, tổng thư ký NATO cho biết sẽ sớm đến Ankara để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý cho Thụy Điển gia nhập liên minh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Ông Trump kêu gọi bỏ qua vụ việc ông Epstein khi Bộ Tư pháp bị chỉ trích vì cách xử lý các giả thuyết xung quanh cái chết của tỉ phú này.

Ông Trump bảo vệ Bộ Tư pháp giữa chỉ trích liên quan tỉ phú ấu dâm Jeffrey Epstein

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định các biện pháp thuế quan không đồng nghĩa Mỹ quay lưng với ASEAN. Cụ thể ra sao?

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Nghị sĩ Thái Lan Chaiwat Sathawornwichit trao đổi với Tuổi Trẻ về ảnh hưởng thuế quan của Mỹ với kinh tế Thái Lan và ASEAN.

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, tuyên bố 'ủng hộ vô điều kiện'; Đàm phán bế tắc, Hamas - Israel đổ lỗi cho nhau.

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar