04/10/2013 07:59 GMT+7

Thủy điện đánh cắp sự bình yên

HỮU KHÁ
HỮU KHÁ

TT - Hôm qua, ông Nguyễn Bình, một người dân ở xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc (Quảng Nam), kể: “Trời đang tạnh ráo, tự nhiên thấy nước cứ ào ào dâng. Nhìn con nước hung hãn, người dân quá hoảng sợ, thế là cha mẹ, vợ chồng bồng bế con cái bỏ chạy”.

Cả thị trấn xôn xao lo sợ, ở các xã Đại Hồng, Đại Lãnh, Đại Hưng... người dân tìm mua thức ăn dự trữ. Những chủ hàng bán ximăng, đồ khô ở các chợ trong huyện buộc phải thuê người di chuyển hàng hóa đi nơi khác... Cả huyện Đại Lộc nổi lên cơn sốt mì gói, nến. Một số vùng nằm ven sông Vu Gia, chính quyền lo sợ buộc học sinh nghỉ học sớm.

Đó là kết quả của việc một loạt đập thủy điện như Đăk Mi 4, Sông Bung 4, A Vương đồng loạt xả lũ trong ngày 2-10 khiến dân vùng hạ du Quảng Nam bỏ chạy vì tưởng vỡ đập.

Đặc biệt thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ dù không bất ngờ đối với chính quyền nhưng người dân nói nó quá bất ngờ đối với họ. Họ lo sợ bỏ chạy vì thông tin thông báo xả lũ đến chậm hơn con nước dâng! Một ngày sau việc người dân lo lắng chạy lũ, ông Phan Đức Tính, phó chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, cho biết trong thông báo của thủy điện Đăk Mi 4 nói rằng từ 9g sáng 2-10 sẽ xả với lưu lượng nước từ 1.000-1.800m3/giây. Tuy nhiên, thực tế đo được lúc 12g thì Đăk Mi 4 lại xả lên đến 2.744m3/giây khiến lũ dưới hạ lưu lên quá nhanh. Đến chiều, do tình hình quá căng thẳng buộc chính quyền phải yêu cầu và Đăk Mi 4 đã hạ xuống chỉ xả còn 1.043m3/giây. Ông Tính cũng cho hay vì trời yên biển lặng nhưng chỉ trong mấy giờ đồng hồ nước dâng cao 4m nên người dân đồn vỡ đập là có nguyên cớ của nó.

Động đất ở Sông Tranh 2 đến giờ vẫn còn ám ảnh ghê gớm, rừng Khe Diên bị phá còn tan hoang. Mùa khô, các đập thủy điện lo tích nước đã khiến bao cánh đồng khô trắng. Còn mùa mưa lại cùng nhau xả nước khiến hàng vạn người lo sợ. Từ đây, đã khiến nhiều người phải bật ra câu hỏi: Thủy điện đem lại được bao nhiêu lợi ích cho xã hội, có đủ để bù đắp cho sự bình yên bị đánh cắp của hàng vạn người dân?

Câu chuyện phát triển thủy điện dày đặc đang đặt ra phép tính về sự lợi - hại khi hàng nghìn hecta rừng, có cả rừng già tận trong các vườn quốc gia, ngã xuống và sự xáo trộn ghê gớm đời sống của người dân. Theo tiến sĩ Đào Trọng Hưng - thành viên Tổ chức Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, một điều mà ai cũng thấy là thủy điện một mặt đem lại lợi ích cho quốc gia nhưng mặt khác lấy đi nhiều thứ đối với người dân ở nơi có thủy điện. Điều dễ nhận thấy nhất là mất rừng do làm thủy điện. Nghiên cứu của tiến sĩ Hưng cho biết hiện chưa có số liệu chính xác về diện tích rừng đã mất của các công trình thủy điện và mỗi công trình thủy điện mất bao nhiêu diện tích rừng. Nhưng ước tính để có được 1MW thủy điện thì khoảng 16ha rừng bị đốn hạ. Đó là chưa kể nhiều nơi các ông chủ thủy điện lợi dụng làm thủy điện để phá thêm rừng.

Trên thế giới, người ta đã bắt đầu phá dỡ đập thủy điện vì thấy rằng lợi ích mà nó đem lại chẳng bù đắp được so với mất mát. Trong đó, mất mát lớn nhất là sự bình yên trong đời sống người dân. Trong khi đó, ở ta câu chuyện phát triển thủy điện đã trở thành một chủ đề rất nóng trên mặt báo, trên các diễn đàn chính trị - xã hội nhiều năm gần đây. Có lẽ đã đến lúc cần có một cuộc tính sổ đàng hoàng, nghiêm túc giữa được và mất của làn sóng làm thủy điện.

HỮU KHÁ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar