11/09/2022 10:26 GMT+7

Thương tiếc một vị 'vua'

LÊ TÂN SƠN
LÊ TÂN SƠN

TTO - Trường hợp nhạc sĩ Vinh Sử (1944 - 2022), khi được gọi là 'vua nhạc sến', không ai thắc mắc hay ý kiến cả, bởi với gia tài đồ sộ ông để lại, gọi ông là 'vua' cũng không hề quá lời.

Thương tiếc một vị vua - Ảnh 1.

Nhạc sĩ Vinh Sử - Ảnh tư liệu

Showbiz xưa nay vẫn là chốn của những danh hiệu kêu vang, như một phần tất yếu của thế giới lấp lóa đèn màu, đầy sao to sao nhỏ. 

Song điều quan trọng không phải là bạn được tôn xưng là ai mà danh hiệu đó có được khán giả chấp nhận hay không. Như trường hợp nhạc sĩ Vinh Sử (1944 - 2022), khi được gọi là "vua nhạc sến", không ai thắc mắc hay ý kiến cả, bởi với gia tài đồ sộ ông để lại, gọi ông là "vua" cũng không hề quá lời.

Âm nhạc Vinh Sử không biến hóa kỹ thuật gì ghê gớm. Chỉ những giai điệu đơn giản, ca từ bình dị vậy mà lại cực kỳ "ăn" khán giả. Chỉ cần một cây guitar thùng, đệm tiết tấu boléro trong cuộc tụ họp bạn bè, người ta có thể hát một lèo vài chục ca khúc của Vinh Sử mà vẫn không chán, không đứt đoạn.

Ông đã làm cách nào để chinh phục khán giả? Câu trả lời đơn giản: hát nỗi lòng họ, trực tiếp, không hoa lá màu mè, chẳng chỉ Đông nói Tây; cứ thế nào thì hát lên thế ấy, gần gũi và dễ hiểu. Kiểu như "Chiếc tàu mo nhỏ bé, anh giả người phu xe, hỏi: "Đi đâu bé à?". Em trả lời: "Nhà em ở cuối thôn". Mo cau anh lại kéo, làm vui cô khách nghèo" (Người phu kéo mo cau) hay "Thôi em theo chồng làm cô dâu xứ lạ" (Làm dâu xứ lạ). 

Cái chính là ông đã chọn nói nỗi lòng của những người lao động - tầng lớp được xem là bình dân nhất và cũng là tầng lớp đông đảo nhất, ông kể những câu chuyện thân thuộc đến mức ai cũng có thể thấy mình trong đó. 

Chẳng thế mà ở khắp các hang cùng ngõ hẻm, từ thành thị tới thôn quê, người ta có thể không biết cái hiện sinh của Lê Uyên Phương, cái triết lý ẩn hiện của Phạm Duy nhưng chỉ cần hát lên vài khúc ca của Vinh Sử, ắt hẳn có người biết.

Trong dòng nhạc quê hương ấy, bên cạnh những đồng nghiệp như Thanh Sơn, Giao Tiên, Hàn Châu...; Vinh Sử vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong lòng người nghe. Chỗ đứng ấy còn nhờ vào việc ông biết làm kinh doanh, ra đĩa cho cá nhân ông hay hợp tuyển nhiều tác giả đều dễ thắng. 

Thế nên vào cái thời nhạc Việt lâm vào cảnh khó khăn, bị nhạc hải ngoại đè bẹp thì những sản phẩm băng đĩa của Vinh Sử vẫn tìm được đường đến với khán giả. 

Thập niên 2000, khi loạt video Mưa bụi vụt lên, góp một phần cực lớn trong việc âm nhạc trong nước giành lại thị trường (và chiếm lĩnh thị trường cho đến tận hôm nay) thì sự đóng góp của Vinh Sử là không thể bàn cãi. 

Thậm chí trong những ngày gian khó, nhiều nhạc sĩ đồng nghiệp đã chọn "bán mão" (bán hàng loạt) ca khúc cho Vinh Sử để phát hành, nhờ đó họ có tiền trang trải cuộc sống, tiếp tục sáng tác. Nếu không có sức mạnh ấy của một vị "vua", hẳn Vinh Sử đã không thể làm được ngần ấy việc cho nhạc Việt.

Cũng thật tiếc cho ông - như cách người ta hay nói, trời không cho ai tất cả. Sau bao nhiêu năm tỏa sáng rực rỡ, đưa tên tuổi của biết bao ca sĩ vụt lên, những năm tháng cuối đời, nhạc sĩ Vinh Sử phải sống trong nghèo khó, bệnh tật, đến mức đã có những thời điểm các nghệ sĩ phải chung tay làm đêm nhạc giúp ông có tiền trị bệnh. Sau 10 năm kiên cường chiến đấu với căn bệnh ung thư, sáng 10-9, "vua nhạc sến" Vinh Sử đã "băng hà", để lại nhiều tiếc thương.

Ông đã sống một cuộc đời rực rỡ, đã góp một tay đưa nhạc Việt trở lại với vị thế xứng đáng của nó mà chắc chắn lịch sử âm nhạc Việt Nam sẽ ghi danh. Chừng ấy cũng đã quá đủ để chúng ta lưu luyến tiễn biệt ông.

Nhạc sĩ Vinh Sử qua đời sau 10 năm sống chung với ung thư đại tràng

TTO - Nhạc sĩ Vinh Sử vừa qua đời ở tuổi 78 sau nhiều năm bị ung thư, tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM vào sáng 10-9. Gia đình đang chuẩn bị hậu sự.

LÊ TÂN SƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đà Lạt định vị lại mình: Không chỉ là nơi để ngắm, mà là nơi để sống cùng

Đà Lạt là nơi duy nhất tại Việt Nam sở hữu cả 3 danh hiệu UNESCO. Khi tách thành 5 phường, nhiều kỳ vọng phát triển mới nhưng cũng có những lo ngại liệu thành phố di sản này có giữ được bản sắc văn hóa - sinh thái đặc trưng.

Đà Lạt định vị lại mình: Không chỉ là nơi để ngắm, mà là nơi để sống cùng

Hơn 1.000 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo các công trình di tích tại TP.HCM

Trong 6 tháng đầu năm, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM triển khai hiệu quả các đề án phát triển ngành, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, thể dục thể thao, đẩy mạnh công tác quản lý trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

Hơn 1.000 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo các công trình di tích tại TP.HCM

Xem những bức ảnh về xứ dừa Bến Tre tuyệt đẹp của chàng trai Nguyễn Khánh Vũ Khoa

Thông qua kể chuyện bằng hình ảnh, nhiếp ảnh gia Nguyễn Khánh Vũ Khoa đã khắc họa sống động hơi thở cuộc sống người dân xứ dừa qua bộ ảnh ‘Bến Tre - người và đất’.

Xem những bức ảnh về xứ dừa Bến Tre tuyệt đẹp của chàng trai Nguyễn Khánh Vũ Khoa

Văn nghệ sĩ phải ‘dắt tay người tốt trở lại văn học nghệ thuật’

Từ lâu văn học nghệ thuật đã thiếu những Đông Ki Sốt. Người tốt ngày một trở nên lẻ loi, xa vắng trong văn học nghệ thuật. Đến lúc các nhà văn cần phải dắt tay đưa người tốt trở lại văn học nghệ thuật.

Văn nghệ sĩ phải ‘dắt tay người tốt trở lại văn học nghệ thuật’

Tú Sương, Võ Minh Lâm, đôi tình nhân nhiều nước mắt trong Khát vọng vương quyền

Khát vọng vương quyền được Sân khấu Chí Linh - Vân Hà quay hình và tải lên mạng xã hội để phục vụ khán giả yêu cải lương. Tú Sương và Võ Minh Lâm tiếp tục là đôi tình nhân nhiều trắc trở.

Tú Sương, Võ Minh Lâm, đôi tình nhân nhiều nước mắt trong Khát vọng vương quyền

Bác sĩ tai mũi họng Bệnh viện TP Thủ Đức đoạt giải nhất ảnh ẩm thực thế giới với 'Bánh hỏi'

Đằng sau những giờ chẩn đoán, phẫu thuật cho người bệnh tai - mũi - họng, bác sĩ Đặng Hoài Anh (37 tuổi) còn là một nhiếp ảnh gia với những chuyến độc hành tìm kiếm chính mình qua khung ảnh.

Bác sĩ tai mũi họng Bệnh viện TP Thủ Đức đoạt giải nhất ảnh ẩm thực thế giới với 'Bánh hỏi'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar