24/04/2012 14:07 GMT+7

Thưởng thức rượu Makgeolli

    D.NGUYÊN
    D.NGUYÊN

TTO - Mỗi nền văn hóa ẩm thực nổi bật với một loại đồ uống đặc trưng. Như nhắc đến Pháp, bạn sẽ nghĩ đến rượu vang, Nhật Bản là rượu sake và rượu Makkori vì thế cũng không thể thiếu với đồ ăn Hàn Quốc.

Phóng to
Makgeolli truyền thống có màu trắng đục - Ảnh. D.Nguyên

Makgeolli (hay Makkori) là loại rượu gạo truyền thống lâu đời nhất của người dân xứ sở kim chi. Trong tiếng Hàn, cái tên Makgeolli được dùng từ chữ Makgeoleoseo, có nghĩa “lọc qua loa”. Với người Hàn Quốc, đây là loại đồ uống không thể thiếu trong các dịp lễ tết truyền thống quanh năm như tết âm lịch, lễ Chuseok (Trung thu) hay lễ hội hoa anh đào tháng 4.

Makgeolli thật sự được phổ biến từ khoảng thế kỷ 10 dưới triều đại Goryeo bằng việc góp mặt trong các bữa tiệc cung thành, được coi như “người bạn thân thiết với các điệu nhảy”.

Ngày nay, Makgeolli cũng được xem như một món uống yêu thích của mọi lứa tuổi, bất kể nam hay nữ. Đặc biệt giới trẻ Hàn Quốc vẫn coi Makgeolli như một người bạn không thể thiếu khi tụ tập, cả ngày thường lẫn dịp lễ tết.

Makgeolli cũng được xem là “món rượu nhiều tên nhất” của người Hàn Quốc. Người ta ước tính có trên 700 loại rượu Makgeolli. Tên rượu thay đổi theo thời gian, hoặc được gọi theo nguyên liệu, cách chế biến, theo kinh nghiệm, đôi khi tên lại phụ thuộc vào cách ủ rượu.

Trong lịch sử, mỗi thời kỳ Makgeolli lại mang một tên khác nhau. Thuở khai sinh loại rượu này được gọi với cái tên là “rượu nongju” (trong tiếng Hàn có nghĩa là rượu nông dân) phổ biến được dùng cho người nông dân như một món giải khát.

Ngày nay, nhiều vùng đất ở Hàn Quốc gọi Makgeolli là rượu Takju (có nghĩa là rượu lên men, không qua chưng cất). Và nếu thay đổi một chút về thành phần (như loại ngũ cốc, loại quả hoặc sâm dùng để lên men cùng), Makgeolli lại mang một cái tên khác, phù hợp với những người uống khác.

Ví như các loại Makgeolli thủy sâm (ngâm nhân sâm), Makgeolli chiết xuất hồng sâm, hoặc các loại Makgeolli hoa quả vị omija, yooja, kiwi, cam hoặc xoài… rất được phụ nữ ưa chuộng. Các loại Makgeolli có cà phê espresso hoặc Makgeolli nguyên chất truyền thống đặc biệt thu hút giới trẻ.

Khi thưởng thức Makgeolli, người Hàn cũng có một số phong tục đặc biệt. Makgeolli thường được uống bằng bát sứ, sau khi uống là phải đặt thìa với muỗng bên cạnh nhau trên bát rượu. Makgeolli cũng thường được thưởng thức kèm với các loại đồ ăn nóng như thịt nướng, các loại lẩu như Nakji jeongol, Kimchi jjigae hay Beoseot jeongol…

Những người ngoại quốc khi tới nhà hàng truyền thống Hàn Quốc bao giờ cũng được chủ quán giới thiệu món uống là Makgeolli. Nếu biết bạn uống lần đầu, chủ quán chắc chắn sẽ tới và hướng dẫn bạn cách mở nắp chai, “bạn nên lắc thật đều chai rượu, sau đó dùng tay bóp nhẹ xung quanh và mở nắp từ từ”.

Rượu Makgeolli truyền thống có màu trắng đục, khi mới mở nắp thường có khí gas, nhưng khi rót lại có cảm giác đặc như sữa.

Cũng là rượu gạo nhưng có lẽ cách thức chưng rượu đã tạo nên sự đặc biệt của hương vị rượu Makgeolli. Như chính tên gọi, rượu Makgeolli là rượu lọc sơ sài (không được chưng cất) với nồng độ rất nhẹ (khoảng 6-7%).

Nhiều thực khách lần đầu uống nhận xét “hương vị Makgeolli vừa phổ biến lại vừa đặc biệt, giống như kết hợp từ sữa với nước ngọt có gas; hương thơm nhẹ còn vị ngọt thanh, chua chua và rất mát”.

Sự đặc biệt ở hương vị có lẽ là lý do duy nhất để Makgeolli thu hút thực khách ở mọi lứa tuổi, giới tính và đến từ mọi vùng đất.

    D.NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar