05/02/2025 12:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thương chiến Mỹ - Trung trở lại: Giơ cao đánh khẽ?

Sau đòn đáp trả của Trung Quốc hôm 3-2, liệu hai nước sẽ lặp lại thương chiến 2018 hay đang hướng đến một mục tiêu quan trọng hơn?

Đằng sau những đòn thuế quan của Trung Quốc và Mỹ - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 ở Osaka (Nhật), ngày 29-6-2019 - Ảnh: REUTERS

Ngay sau khi sắc lệnh áp thuế quan bổ sung 10% nhắm vào hàng hóa Trung Quốc của Mỹ có hiệu lực vào ngày 4-2, Chính phủ Trung Quốc đã lập tức ban hành một loạt biện pháp thương mại để đáp trả.

Tuy nhiên, phân tích của các chuyên gia cho thấy các đòn thuế quan của Trung Quốc và cả Mỹ dường như có tác động mang tính hạn chế và đang hướng tới một mục tiêu quan trọng hơn.

Ảnh hưởng hạn chế

Một mặt, việc "công xưởng sản xuất hàng đầu thế giới" Trung Quốc áp đặt biện pháp kiểm soát xuất khẩu lên vonfram cùng hàng chục sản phẩm kim loại và công nghệ liên quan quan trọng khác sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động sản xuất công nghiệp ở Mỹ.

Ngoài ra, lệnh áp thuế đáp trả của Trung Quốc cũng sẽ thu hẹp khoản kim ngạch xuất khẩu năng lượng của các doanh nghiệp Mỹ trị giá 7 tỉ USD trong năm 2024, theo Hãng tin AFP.

Mặt khác, lượng hàng hóa từ Mỹ mà Trung Quốc áp thuế quan đạt giá trị cao nhất là 20 tỉ USD. Đây là lượng hàng hóa khá nhỏ so với 450 tỉ USD tổng lượng hàng hóa từ Trung Quốc mà Mỹ áp đặt thuế quan trước đó, Đài CNN nhận định.

Hãng tin AFP cho biết mức thuế quan 10% áp lên hàng hóa từ Trung Quốc sẽ có thể thu hẹp thặng dư xuất khẩu sang Mỹ trị giá 270,4 tỉ USD trong năm 2024 của nước này.

Thương chiến Mỹ - Trung trở lại: Giơ cao đánh khẽ? - Ảnh 2.

Tàu vận chuyển container từ Trung Quốc tại cảng Los Angeles ở Wilmington, California (Mỹ) ngày 4-2 - Ảnh: REUTERS

Song thuế quan của ông Trump cũng được cho là có ít ảnh hưởng tới Trung Quốc hơn trước. Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 2-2 cho biết kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Mỹ chỉ chiếm 3% GDP và chưa đến 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.

"Trung Quốc từ lâu đã chuẩn bị cho việc ít tiếp xúc hơn với Mỹ, và đa dạng hóa theo mọi cách, không chỉ về đối tác thương mại, đầu tư mà còn về tiền tệ và hệ thống thanh toán", phó giáo sư kinh tế Keyu Jin tại Trường Kinh tế London (Anh) nhận định với CNN.

Hướng tới thỏa thuận

Ông Chris Beddor, phó giám đốc nghiên cứu Trung Quốc tại tổ chức nghiên cứu Gavekal, cho rằng động thái của hai bên không nhằm leo thang mà “đang hướng tới đàm phán và một thỏa thuận".

Điều này càng thể hiện rõ qua việc Bắc Kinh đã có khởi đầu tốt đẹp ngoài mong đợi đối với chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Trump: Trong một cuộc phỏng vấn hôm 24-1 với Đài Fox News, ông Trump ám chỉ rằng Washington và Bắc Kinh có thể đạt được một thỏa thuận thương mại.

Bắc Kinh trước đó cũng đã ra tín hiệu về ý định tránh một cuộc chiến thương mại leo thang như cuộc chiến đã diễn ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump.

Thương chiến Mỹ - Trung trở lại: Giơ cao đánh khẽ? - Ảnh 3.

Đòn thuế quan giữa hai nước Trung - Mỹ có khả năng nhằm thúc đẩy đàm phán thỏa thuận thương mại - Ảnh: REUTERS

Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng rất có thể Tổng thống Mỹ Trump chỉ đang chờ đợi kết quả của cuộc điều tra về quan hệ kinh tế và thương mại Mỹ - Trung vào 1-4 tới trước khi hành động thực sự.

"Không thể loại trừ nguy cơ leo thang thành cuộc chiến thương mại toàn diện", Viện Phát triển Phúc Đán có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) nhấn mạnh trong một bài phân tích hôm 2-2.

Mỹ - Trung trả đũa thuế quan như thế nào?

Ngày 3-2, sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Trump áp thuế quan 10% lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Đây là khoản thuế quan bổ sung thêm vào mức thuế 25% đánh vào gần 200 tỉ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã có từ trước.

Để đáp trả, theo AFP, Bộ Tài chính Trung Quốc từ 10-2 sẽ áp thuế quan 15% đối với một số loại than, khí LNG và thuế quan 10% đối với dầu thô, máy móc nông nghiệp, ô tô phân khối lớn và xe bán tải từ Mỹ.

Bộ Thương mại và cơ quan hải quan Trung Quốc thực hiện ngay lập tức biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với hơn hai chục sản phẩm kim loại và các công nghệ liên quan, bao gồm vonfram và tellurium.

Bộ Thương mại Trung Quốc cũng thêm hai công ty của Mỹ gồm Công ty công nghệ sinh học Illumina và nhà bán lẻ thời trang PVH Group vào danh sách các thực thể không đáng tin cậy. Trong khi đó, Cục Quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc tuyên bố tiến hành điều tra Google cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.

Trung Quốc áp thuế trả đũa Mỹ, thổi bùng thương chiến

Ngày 4-2, Trung Quốc thông báo áp thuế trả đũa Mỹ, thổi bùng lại cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Đăng tải trên mạng xã hội ngày 10-5, Tổng thống Donald Trump ca ngợi đàm phán về quan hệ Mỹ - Trung tại Thụy Sĩ cùng ngày.

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Ông Putin đưa ra lời đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraine, vài giờ sau khi Kiev và các lãnh đạo châu Âu kêu gọi ngừng bắn 30 ngày từ đầu tuần sau.

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Các đồng minh của Kiev gây sức ép để Matxcơva ngừng bắn 30 ngày từ tuần sau; Ông Trump thấy tích cực về đàm phán Mỹ - Trung.

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có các lĩnh vực liên quan dầu khí, năng lượng hạt nhân, y sinh...

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar