15/11/2018 07:51 GMT+7

Thuốc hạ sốt, kháng viêm, không phải dùng sao cũng được

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Ibuprofen là một trong những loại thuốc hạ sốt, kháng viêm phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), việc sử dụng Ibuprofen liều cao có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch cho bệnh nhân.

Thuốc hạ sốt, kháng viêm, không phải dùng sao cũng được - Ảnh 1.

Thuốc Ibuprofen cần uống đúng liều lượng và thời gian theo sự hướng dẫn của thầy thuốc, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra - Ảnh: X.MAI

Hiện thị trường bán thuốc Ibuprofen dưới 2 dạng: viên nén và siro. 

Coi chừng dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ

Đây là cảnh báo của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) về việc cung cấp thông tin liên quan đến tính an toàn của thuốc chứa Ibuprofen.

Theo đó, Ủy ban Đánh giá nguy cơ cảnh giác dược (PRAC) thuộc Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) khẳng định việc sử dụng Ibuprofen liều cao (≥ 2.400 mg/ngày) có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch trên bệnh nhân như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Chính vì vậy, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) khuyến cáo cần tránh sử dụng Ibuprofen liều cao (≥ 2.400 mg/ngày) cho bệnh nhân bị bệnh tim, bệnh mạch máu não, suy tim sung huyết hoặc các bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. 

Trước khi cho bệnh nhân điều trị bằng Ibuprofen kéo dài, đặc biệt trong trường hợp cần dùng thuốc liều cao, cán bộ y tế cần thận trọng đánh giá các yếu tố nguy cơ về tim mạch/tuần hoàn của bệnh nhân bao gồm hút thuốc, tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol máu cao.

Ngoài ra, các bác sĩ nhi cho biết thêm, khi bệnh nhi bị nổi mẩn, lo âu, viêm màng não nếu sử dụng Ibuprofen có thể gây ra một số tai biến như giảm bạch cầu hạt, gây thiếu máu không tái tạo, suy thận...

"Bệnh chuyển biến tốt hơn hay xấu đi phụ thuộc rất lớn vào việc người dân tuân thủ như thế nào theo chỉ định của thầy thuốc" - PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức nhấn mạnh.

Cần chú ý thêm thuốc Paracetamol

Bên cạnh thuốc Ibuprofin thì Paracetamol cũng là một trong những loại thuốc hạ sốt phổ biến trên thị trường. 

Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức, trong 2 loại thuốc trên, Paracetamol được xem là tương đối an toàn. Tuy nhiên, nên lưu ý, có hai loại thuốc hạ sốt chứa dược chất Paracetamol. 

Loại thuốc thứ nhất chỉ chứa Paracetamol dùng để giảm đau, hạ sốt thông thường.

Loại thuốc thứ hai cần thật thận trọng khi sử dụng vì đó là thuốc phối hợp của Paracetamol, Clorpheniramin và dược chất có tác dụng co mạch, làm tan máu chống sung huyết ở niêm mạc mũi như Phenylephrin, Pseudoephedrin.

Đối với trẻ nhỏ bị sốt chỉ nên cho dùng Paracetamol đơn chất, dạng thuốc lỏng có mùi vị thơm để cho trẻ dễ uống. Tránh dùng thuốc hạ sốt có chứa chất co mạch chống sung huyết, thậm chí không được dùng thuốc nhỏ mũi có chất co mạch để nhỏ mũi. 

"Thuốc hạ sốt Paracetamol chứa dược chất Phenylephrin, Pseudoephedrin không chỉ có tác dụng làm co mạch ở niêm mạc mũi mà còn có tác dụng gây co mạch ở các nơi khác như gan, tim, thận… của trẻ" - PGS Hữu Đức cho biết.

Hạ sốt an toàn tại nhà

Thực chất, sốt là một phản ứng có lợi cho cơ thể. Ở trẻ em, khi bị nhiễm trùng, đặc biệt bị viêm nhiễm đường hô hấp thì phản ứng đầu tiên của cơ thể trẻ đối với viêm nhiễm là sốt.

Khi nhiệt độ cơ thể tăng, các chất hóa học trung gian trong cơ thể sẽ được giải phóng, hệ thống miễn dịch được hỗ trợ để nhanh chóng tiêu diệt các mầm bệnh như virút, vi khuẩn ra khỏi cơ thể.

Khi bị nhiễm trùng mà không sốt thì đó là một dấu hiệu không tốt. Nhưng sốt cao và kéo dài thì lại có hại cho người bệnh, đặc biệt là trẻ.

Khi sốt cao (38oC trở lên), bên cạnh dùng thuốc hạ sốt, người dân cần áp dụng những biện pháp thủ công tại nhà để hạ sốt như:

1. Nằm chỗ thoáng mát (nghĩa là nhiệt độ nơi nằm phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể 5-60C) và nhớ tránh gió lùa.

2. Mặc quần áo mỏng, thoáng. Tránh thói quen ủ, trùm nhiều quần áo, chăn mền.

3. Nhúng khăn và lau toàn thân người bệnh bằng nước ấm, khoảng 30-320C. Tuyệt đối không dùng nước đá chườm người bệnh, điều này sẽ khiến người bệnh sốt cao hơn do cơ thể co mạch ngoại vi.

4. Uống nhiều nước.

PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Ông Phạm Văn Cách, cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Sơn Lâm, bị cáo buộc hối lộ hơn 71 tỉ đồng cho nhiều lãnh đạo, cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để không bị gây khó khăn khi cung cấp thuốc.

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Sau khi có thông tin về việc thu hồi lô kem chống nắng do Công ty VB GROUP phân phối, ngày 17-5 Đoàn Di Băng đã đăng tải trên trang cá nhân về việc thu hồi sản phẩm. Trước đó, cô cũng đăng tải thông báo tương tự khi lô dầu gội bị thu hồi.

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc lô sản phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng đưa ra thị trường, do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer, bước tiến lớn giúp phát hiện bệnh sớm hơn và điều trị hiệu quả hơn.

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar