06/03/2018 17:19 GMT+7

Thuốc giảm mỡ máu và tác dụng ngoại ý

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)
Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)

Các thuốc điều trị tăng mỡ máu bị chống chỉ định trên phụ nữ có thai và phụ nữ thời kỳ đang cho con bú.

Thuốc giảm mỡ máu và tác dụng ngoại ý - Ảnh 1.

Tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu có thể gây dị ứng da, ngứa, nổi mày đay. Ảnh: skintherapyletter.com

Sau khi chúng ta dùng thuốc giảm mỡ máu một thời gian dài có thể dẫn đến tác dụng phụ hay tác dụng ngoại ý từ nhẹ đến nặng. Hầu hết các bác sĩ đã điều trị, đặc biệt bác sĩ chuyên khoa tim mạch hay nội tiết lại rất thận trọng kê toa thuốc cho bạn và thường họ sẽ chọn loại thuốc thích hợp, chi phí kinh tế thích hợp và đặc biệt tác dụng ngoại ý thấp nhất có thể cũng như đúng với chỉ định, liều lượng và an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý một số tác dụng ngoại ý khi dùng.

Dưới đây là một số tác dụng ngoại ý khi bạn dùng các thuốc giảm lipid máu hay giảm triglyceride, giảm cholesterol toàn phần ,…

- Đối với hệ gan mật: Tác dụng phụ của thuốc có thể làm rối loạn chức năng gan như tăng men SGOT/SGPT. Nghĩa là làm hoại tử tế bào gan ít nhiều. Khi SGOT (ASAT) và SGPT (ALAT) tăng trên gấp 3 lần bình thường, bắt buộc phải ngừng thuốc đang dùng. Những trường hợp viêm gan cấp hoặc mãn có men gan tăng kéo dài thì chống chỉ định dùng thuốc trị tăng mỡ máu;

- Đối với hệ tiêu hóa: Tác dụng phụ của thuốc có thể làm rối loạn tiêu hóa (1%) như ăn uống khó tiêu, táo bón khi dùng thuốc nhóm fibrate; đầy hơi (khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chán ăn) khi dùng thuốc nhóm statin;

- Đối với hệ thần kinh: Tác dụng phụ của thuốc có thể làm phù mạch thần kinh, chuột rút, bệnh lý thần kinh ngoại biên;

- Đối với hệ da, cơ, xương, khớp: Tác dụng phụ của thuốc có thể làm đau cơ khi sử dụng loại atorvastatin hoặc yếu cơ, đôi khi nhức mỏi các khớp, dị ứng da, ngứa, nổi mày đay;

Khi phối hợp với thuốc kháng đông uống phải theo dõi hàm lượng prothombin qua chỉ số INR chặt chẽ vì dễ tăng nguy cơ chảy máu, thuốc điều trị tăng mỡ máu có thể làm tăng hoặc hạ đường máu. Tăng creatin phosphokinase (CPK) trên 10 lần mức bình thường phải ngưng dùng atorvastatin. Tuyệt đối không phối hợp với perhexiline gây viêm gan cấp tính có thể gây tử vong.

Một số lưu ý quan trọng khác là các thuốc điều trị tăng mỡ máu bị chống chỉ định trên phụ nữ có thai và phụ nữ thời kỳ đang cho con bú. Đối với nhóm fibrate nên uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn chính; đối với nhóm thuốc statin uống trước hoặc sau ăn đều có tác dụng như nhau.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mảng đen trên da trẻ không chỉ là thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư

Một đốm sẫm màu, mảng đen trên da trẻ từ lúc mới sinh, thoạt nhìn tưởng vô hại, nhưng nó có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư da.

Mảng đen trên da trẻ không chỉ là thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư

Giá dịch vụ nha khoa bằng 1/3 nước phát triển, Việt Nam thành điểm đến du lịch và... chữa răng?

Nha khoa du lịch là khái niệm kết hợp giữa dịch vụ khám chữa bệnh răng miệng và du lịch. Dịch vụ phổ biến trong nha khoa du lịch là: Cấy ghép răng, làm răng sứ, phục hình răng thẩm mỹ, tẩy trắng răng, khám và điều trị tổng quát, chụp có sẵn...

Giá dịch vụ nha khoa bằng 1/3 nước phát triển, Việt Nam thành điểm đến du lịch và... chữa răng?

Hoàng Hường làm đại sứ Meli: Quảng cáo bị đề nghị xử lý vi phạm, website đang 'bảo trì’

Ngay sau khi có thông tin đề nghị xử lý vi phạm quảng cáo đối với fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng”, ngày 27-6, website chính thức của thương hiệu này đã chuyển sang trạng thái “bảo trì”.

Hoàng Hường làm đại sứ Meli: Quảng cáo bị đề nghị xử lý vi phạm, website đang 'bảo trì’

Sóng điện thoại có gây ung thư không?

Câu hỏi về tác hại của sóng điện thoại và WiFi đã ám ảnh nhiều người suốt hàng thập kỷ.

Sóng điện thoại có gây ung thư không?

Từ ‘dược phẩm Hoàng Hường’ đến ‘thương hiệu Meli’: Quảng cáo ‘nổ’ ra sao mà bị đề nghị xử lý?

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đã có công văn gửi Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đề nghị xử lý vi phạm quảng cáo đối với fanpage có tên “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng”.

Từ ‘dược phẩm Hoàng Hường’ đến ‘thương hiệu Meli’: Quảng cáo ‘nổ’ ra sao mà bị đề nghị xử lý?

Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia

Long Châu đã ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia - Bộ Y tế kiểm nghiệm toàn bộ sản phẩm kinh doanh trong hệ thống.

Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar