15/06/2021 20:41 GMT+7

Thuốc đặc trị COVID-19 của AstraZeneca cho hiệu quả không như kỳ vọng

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - AstraZeneca thừa nhận loại thuốc có tên AZD7442 chỉ cho hiệu quả điều trị khoảng 33% trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối trước khi cấp phép. Mỹ đã đổ tiền vào loại thuốc này và kỳ vọng nhận khoảng 500.000 liều.

Thuốc đặc trị COVID-19 của  AstraZeneca cho hiệu quả không như kỳ vọng - Ảnh 1.

AstraZeneca tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm thuốc điều trị AZD7442, bất chấp kết quả không như mong muốn - Ảnh: REUTERS

Trong thông cáo phát ngày 15-6, AstraZeneca thừa nhận đây là một bước lùi trong việc chế tạo một loại thuốc đặc trị COVID-19. Tuy nhiên, hãng dược này khẳng định sẽ tiếp tục thử nghiệm AZD7442 xem nó có thể ngăn ngừa COVID-19 hoặc làm giảm các triệu chứng nặng hay không.

AZD7442 được tạo ra bằng cách kết hợp 2 loại kháng thể với nhau và được kỳ vọng sẽ giúp ngăn chặn các triệu chứng bệnh nghiêm trọng trong vòng 8 ngày sau khi phơi nhiễm.

Theo Hãng thông tấn AFP, AstraZeneca đã thử nghiệm AZD7442 và giả dược trên 1.121 người trưởng thành chưa được tiêm vắc xin. Những người này được cho tiếp xúc với một người bị nhiễm COVID-19 để đánh giá hiệu quả của thuốc.

Kết quả cho thấy chỉ có 33% người được dùng thuốc AZD7442 giảm triệu chứng so với nhóm dùng giả dược. AstraZeneca thừa nhận kết quả này không đáp ứng mục tiêu, nhưng hãng sẽ không vội từ bỏ.

AstraZeneca sẽ tiếp tục thêm 5 cuộc thử nghiệm nữa với AZD7442.

Chính phủ Mỹ đã đổ tiền cho dự án phát triển thuốc đặc trị COVID-19 của AstraZeneca và được cam kết sẽ nhận khoảng 500.000 liều AZD7442 nếu phát triển thành công, theo AFP.

Hãng tin Reuters cùng ngày 15-6 cho biết AstraZeneca đang thương thảo với Chính phủ Mỹ về "các bước tiếp theo" trong kế hoạch cung cấp AZD7442 cho nước này.

Eli Lilly và Regeneron, hai đối thủ của AstraZeneca trong phát triển thuốc đặc trị COVID-19, đã về đích trước. Hai loại thuốc này cũng được phát triển bằng cách kết hợp các loại kháng thể và đã được cấp phép sử dụng điều trị các bệnh nhân COVID-19 dạng nhẹ, chưa nhập viện ở Mỹ.

Regeneron hiện đang xin giấy phép từ cơ quan quản lý Mỹ để bán loại thuốc này ra thị trường như thuốc ngừa COVID-19. Loại thuốc của Regeneron cũng đã được cấp phép sử dụng tại châu Âu, theo Reuters.

Bác sĩ gốc Việt tin chữa được chứng máu đông liên quan vắc xin AstraZeneca

TTO - Các bác sĩ Úc tự tin có thể phát hiện và chữa trị thành công những ca bị chứng đông máu hiếm gặp sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca. Trong 41 trường hợp mắc chứng này, có 23 người đã được xuất viện và đang hồi phục.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar