06/02/2018 21:41 GMT+7

Thùng bánh thuẫn của mẹ tôi vượt ngàn cây số

NHIÊN PHƯƠNG
NHIÊN PHƯƠNG

TTO - Thùng quà đựng khoảng trăm chiếc bánh thuẫn và cân mứt gừng. Tất cả đều do mẹ tự tay làm. Tôi nhìn số bánh mứt vừa mới vượt ngàn cây số từ Quảng Bình vào Sài Gòn, không dưng mắt trào nước. Mẹ ơi, Tết này con lại không về!

Thùng bánh thuẫn của mẹ tôi vượt ngàn cây số - Ảnh 1.

Cách đây chục ngày, tôi gọi về nhà nghe mẹ nói đang ngồi đánh bột. Tiếng đũa va vào đáy nồi kêu lộc cộc. Trời thì rét cóng tay, vậy mà mẹ vẫn lúi húi làm. Mẹ muốn đổ bánh thuẫn sớm để gửi vào cho tôi. 

Nếu là ngày thường, hẳn tôi sẽ từ chối. Ở Sài Gòn cái gì cũng có, gửi chi cho phiền. Nhưng Tết thì khác, tôi muốn mẹ vui. Làm được việc gì cho con cái là mẹ tôi vui lắm.

Tết năm ngoái tôi không về được. Dãy trọ bình thường rộn rã bao nhiêu thì Tết đến yên ắng bấy nhiêu. Một mình tôi đón giao thừa trong căn phòng nhỏ mười hai mét vuông. Lặng lẽ đến cô độc. 

Em tôi nhắn tin bảo mẹ nhớ chị nên cứ nhắc hoài. Lúc đổ bánh thuẫn, mẹ nói chị thích nhất món này. Muối dưa kiệu, mẹ nhớ chị hay trộn một tô ngồi nhai rau ráu. Cúng giao thừa, mẹ nhắc Tết năm cũ chị một mình lên đồi thắp nhang cho ông ngoại, không đứa nhỏ nào dám tự đi như vậy.

Dù nhớ tôi nhưng mẹ chẳng bao giờ nói những câu sướt mướt. Mẹ cũng không khóc trong điện thoại vì sợ tôi buồn. Nước mắt mẹ chảy thầm sau lưng tôi. Như hôm tiễn tôi đi, mẹ cười tươi rói dặn giữ sức khỏe. Ấy vậy mà một lúc sau, em tôi nhắn: "Mẹ đang khóc, mẹ nói nhìn dáng chị gầy gầy đeo ba lô chào ba chào mẹ lầm lũi đi mà thương". Nếu không có em, bao nhiêu nước mắt của mẹ tôi làm sao thấu hết.

Năm nay tôi lại không về. Số tiền tàu xe tôi gom góp cho ba chữa bệnh, cho mẹ sắm Tết, cho em no bụng, còn hơn. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Mẹ tôi xót lắm! Nếu tôi lấy chồng theo chồng thì không sao, đằng này một thân một mình nơi phố lạ. Biết Tết sẽ không trọn nhưng mẹ vẫn muốn gửi tôi chút quê.

Nhà tôi có truyền thống làm bánh thuẫn. Trong vườn, mẹ trồng một khoảnh bình tinh. Đầu tháng Chạp, mẹ bới củ bình tinh mang đi mài. Sau khi mài xong phải lọc thật kĩ để tách phần thô ra riêng, giữ lại phần tinh. Đợi phần tinh lắng xuống thì đổ hết nước trên mặt, đem phơi khô. Bột bình tinh trộn với trứng gà và đường, đánh lên làm bánh. Thêm chút rượu trắng cho bánh dậy. Giã nghệ tươi vắt nước để bánh vàng. 

Qua đôi tay mẹ, mẻ bánh nào cũng ruộm vàng, thơm nức. Khách đến nhà tấm tắc khen ngon. Cháu con suốt ngày nhâm nhi bánh thuẫn. Năm này qua năm khác đều thế. Với tôi, có bánh thuẫn là có Tết. Thiếu bánh thuẫn, Tết nhạt nhòa, buồn hiu.

Mẹ còn ngào một cân mứt gừng gửi kèm bánh thuẫn. Gừng trồng trên đất quê hương có vị cay thơm đặc biệt. Lát mứt nhỏ, nhạt vàng tự nhiên, cay cay nồng nồng. Mẹ chỉn chu đến mức gói mứt vào túi ni lông, mỗi túi đúng nửa cân, hàn lại thẳng tắp như dập bằng máy. Tôi cầm gói mứt, cắn miếng bánh, nghĩ đến cảnh mẹ chăm chút từng li từng tí cho món quà gửi đi mà thấm thía tình yêu của mẹ.

Hôm nay tôi đi siêu thị, vô tình nghe người ta mở bài Xuân này con không về. Đến đoạn "Đàn trẻ thơ ngây chờ mong anh trai sẽ đem về cho tà áo mới, ba ngày xuân đi khoe xóm giềng", tôi phải cố lắm mới không rớt nước mắt. Em gái tôi ở nhà mong chiếc quần tây nhưng không dám xin. Cháu tôi hồn nhiên hỏi sao dì không về, dì ở một mình rứa có buồn không? Có chứ! Dì rất buồn!

Mong những năm sau tôi có thể về quê ăn tết với gia đình chứ không tủi thân cắn bánh nhai mứt một mình trong căn phòng vắng. Dù sao, bánh rất ngon và mứt rất nồng nên tôi có buồn cũng không được khóc. Mẹ gửi Tết vào cho tôi rồi, bây giờ tôi san sẻ Tết cho mọi người, như tấm lòng thảo thơm mẹ vẫn thường dạy. Và Tết sẽ không tủi nữa, không tủi nữa, mẹ ơi!

Mời bạn tham gia viết bài 'Tết của tôi'

Cứ mỗi độ xuân về, kỷ niệm về cái Tết lại ùa về trong mỗi chúng ta. Tết trong tôi là hương của chiếc áo mới. Tết của bạn là những những bao lì xì. Tết của những ai xa quê là mong về đoàn tụ bên gia đình, người thân...

Những thứ ấy đã trở thành kỷ niệm đẹp, không cần hồi tưởng, nó vẫn cứ ùa về trong nỗi nhớ miên man.

Tết, cũng có thể không chỉ là kỷ niệm, mà còn là những chiêm nghiệm, suy nghĩ về bản thân, những điều cần làm, những yêu thương, dự định cần thắp lên.

Xuân Mậu Tuất sắp đến, nhằm ghi lại những ký ức đẹp và chia sẻ những suy nghĩ, Tuổi Trẻ Online kính mời bạn viết bài với chủ đề 'Tết của tôi 'cho chuyên mục Bạn đọc làm báo.

Bài viết không giới hạn về thể loại bao gồm: văn xuôi, văn vần, thơ... có độ dài tối đa 1500 từ (có thể kèm theo clip, hình ảnh). Những bài viết khi đăng sẽ được trả nhuận bút.

Mọi thư từ, bài viết xin vui lòng gởi về: [email protected] hoặc [email protected]. Chân thành cảm ơn!

                                                         *       


NHIÊN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuẩn bị mở nút giao Cộng Hòa - C12, xe vào nhà ga T3 đỡ vòng vèo

TP.HCM đang tính toán tổ chức thêm luồng giao thông kết nối trực tiếp vào nhà ga T3, giải quyết kẹt xe khu vực Cộng Hòa - Trường Chinh.

Chuẩn bị mở nút giao Cộng Hòa - C12, xe vào nhà ga T3 đỡ vòng vèo

Yêu cầu xã báo cáo hàng trăm tấn xi măng bỏ ngoài trời gây hư hỏng, lãng phí

UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang chỉ đạo phòng ban và UBND xã Lộc Yên kiểm tra, làm rõ hàng trăm tấn xi măng bỏ ngoài trời nhiều tháng qua đã hư hỏng, gây lãng phí tài sản.

Yêu cầu xã báo cáo hàng trăm tấn xi măng bỏ ngoài trời gây hư hỏng, lãng phí

24 điểm mưa là ngập ở TP Thủ Đức, người dân cần chú ý

TP.HCM bước vào mùa mưa, nhiều người dân TP Thủ Đức lại thấp thỏm nỗi lo ngập. Thống kê mới nhất từ UBND TP Thủ Đức cho thấy có đến 24 điểm ngập, nhiều khu vực người dân chỉ cần nghe “có mưa” là chuẩn bị đồ che chắn.

24 điểm mưa là ngập ở TP Thủ Đức, người dân cần chú ý

Cứ hai phút có hàng chục xe máy chạy 'lố' vào đường cấm, đoạn trước nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thay vì lên cầu vượt ra đường Trường Chinh, nhiều người đi xe máy chạy 'lố' vào đường 18E (lối vào nhà ga T3), sau đó chạy vào đường cấm rồi rẽ trái.

Cứ hai phút có hàng chục xe máy chạy 'lố' vào đường cấm, đoạn trước nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Nở rộ phong trào đi học tập kinh nghiệm khi chuẩn bị bỏ cấp huyện ở Cà Mau

Phó chủ tịch HĐND huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau xác nhận có tổ chức đoàn đại biểu HĐND huyện đi học hỏi kinh nghiệm về phát triển du lịch tâm linh tại Côn Đảo.

Nở rộ phong trào đi học tập kinh nghiệm khi chuẩn bị bỏ cấp huyện ở Cà Mau

Chủ tịch Quảng Ngãi yêu cầu 'dừng đi học tập kinh nghiệm', tập trung sắp xếp bộ máy

Ông Nguyễn Hoàng Giang - chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi - có văn bản yêu cầu tạm dừng tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm trong giai đoạn này, tập trung lo công tác sắp xếp bộ máy.

Chủ tịch Quảng Ngãi yêu cầu 'dừng đi học tập kinh nghiệm', tập trung sắp xếp bộ máy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar