03/05/2021 14:13 GMT+7

Thực hư thông tin COVID-19 do 'vi khuẩn' gây ra?

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Đại dịch đã xảy ra hơn một năm nhưng các thông tin về bệnh COVID-19 trên mạng xã hội vẫn đang rất "loạn". Gần đây nhất, một bài viết lan truyền tin giả khi nói COVID-19 do "vi khuẩn" gây ra và WHO cấm khám nghiệm tử thi.

Thực hư thông tin COVID-19 do vi khuẩn gây ra? - Ảnh 1.

Mô hình 3D của virus corona, SARS-CoV-2, gây bệnh COVID-19 - Ảnh: REUTERS

Các trang web, hãng tin như trang Politifact.com, Hãng tin Reuters và AP, đều có bài viết kiểm chứng những thông tin trên và khẳng định chúng đã nói sai sự thật.

Một bài đăng trên Instagram ngày 5-4 nói "COVID không phải do virus gây ra" và tuyên bố việc các bác sĩ Nga khám nghiệm tử thi những bệnh nhân qua đời vì COVID-19 đã vi phạm luật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Cụ thể, tiêu đề của bài đăng này viết: "Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới mổ tử thi người mắc COVID-19, và sau một cuộc điều tra nước này đã xác định COVID không phải do virus gây ra".

Bài viết cũng cung cấp các "thông tin" như "sau một thời gian khám phá khoa học, không phải virus mà là vi khuẩn mới là nguyên nhân khiến người bệnh tử vong và dẫn đến việc hình thành các cục máu đông trong mạch máu và dây thần kinh", "bệnh nhân chết vì những vi khuẩn này",...

Những thông tin trên là sai. COVID-19 là bệnh do virus chứ không phải vi khuẩn. Theo Hãng tin AP, WHO đã đặt tên chính thức cho virus corona và căn bệnh do virus này gây ra lần lượt là virus SARS-CoV-2 và bệnh COVID-19.

Những thông tin sai cho rằng bệnh COVID-19 là do vi khuẩn gây ra đã lan truyền trong nhiều tháng kể từ khi dịch bệnh này bùng phát và lan truyền toàn cầu. Các tổ chức kiểm chứng thông tin và WHO đã nhiều lần bác bỏ thông tin đó.

Thông tin cho rằng các bác sĩ Nga đang "vi phạm" luật của WHO vốn "không cho phép khám nghiệm tử thi" người qua đời vì COVID-19 cũng không đúng.

Thực tế, WHO không cấm, nhưng cũng không khuyến khích việc khám nghiệm tử thi người bệnh chết vì COVID-19.

Tháng 9-2020, WHO ban hành hướng dẫn để các chuyên gia y tế có thể khám nghiệm tử thi an toàn với người chết vì COVID-19. 

Theo trang Politifact, một tạp chí y khoa Trung Quốc đã công bố kết quả khám nghiệm tử thi đầy đủ đầu tiên của một bệnh nhân COVID-19 hồi tháng 2-2020. 

Theo Hãng tin Reuters, Mỹ, Đức, Ý và Anh cũng từng khám nghiệm tử thi bệnh nhân qua đời vì COVID-19.

Vào tháng 12-2020, Phó thủ tướng Nga Tatyana Golikova khẳng định nước này khám nghiệm tử thi tất cả người qua đời vì COVID-19, trừ những trường hợp liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo.

Nhờ khám nghiệm tử thi, giới chức y tế mới có thể kết luận ngoài hệ hô hấp, virus corona cũng tấn công các cơ quan khác trong cơ thể người bệnh.

Đáng sợ với tin đồn 'tiêm 2 liều vắc xin cũng chết'

TTO - Ba trường đại học ở Anh đã lập mô hình dự báo giả định đợt dịch thứ ba xảy ra và nguy cơ tử vong đi kèm. Nhiều bài viết trên Facebook và Twitter đăng tin cứ như thật.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Các trường học ở Phần Lan đang dạy cho trẻ em kỹ năng nhận biết tin giả và sự thật ngay từ mầm non.

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Văn bản chi cổ tức bị làm giả, HoSE ra cảnh báo về tài khoản 'Người Hải Phòng'

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) liên tục phải ra thông báo cảnh báo tình trạng giả mạo trên một số ứng dụng mạng xã hội.

Văn bản chi cổ tức bị làm giả, HoSE ra cảnh báo về tài khoản 'Người Hải Phòng'

Trung Quốc tạm giữ hình sự 'Hồng tỷ', gỡ bỏ 14.000 nội dung sai lệch

Người đàn ông giả gái ‘Hồng Tỷ’ bị tạm giữ vì quay lén, phát tán video nhạy cảm của hàng loạt nam giới ở Nam Kinh, Trung Quốc.

Trung Quốc tạm giữ hình sự 'Hồng tỷ', gỡ bỏ 14.000 nội dung sai lệch

Chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Lợi dụng những thay đổi trong tổ chức hành chính, các đối tượng lừa đảo đã dựng nên nhiều kịch bản có chủ đích, lợi dụng sự hoang mang của người dân để trục lợi bất chính.

Chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Công an làm việc với người phụ nữ đăng tin bảo hiểm y tế tăng phí hơn 30%

Một phụ nữ đăng thông tin thất thiệt lên Facebook với nội dung “bảo hiểm y tế cũng tăng phí >30% kể từ 1-7-2025”, vừa bị công an mời làm việc.

Công an làm việc với người phụ nữ đăng tin bảo hiểm y tế tăng phí hơn 30%

Kiểm chứng tin đồn Triều Tiên thải phóng xạ xuống sông Hàn Quốc

Bức ảnh vệ tinh lan truyền trên mạng cho thấy sông Triều Tiên ô nhiễm phóng xạ chảy sang Hàn Quốc đang gây xôn xao dư luận.

Kiểm chứng tin đồn Triều Tiên thải phóng xạ xuống sông Hàn Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar