15/03/2016 18:05 GMT+7

​Thực hư chuyện tổng thống Htin Kyaw là tài xế bà Suu Kyi

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Bà Aung San Suu Kyi đã dựng người trợ thủ thân tín, ông Htin Kyaw, lên làm tổng thống của chính quyền dân chủ đầu tiên tại Myanmar trong hơn nửa thế kỷ.

Ông Htin Kyaw, tân tổng thống Myanmar, đứng bên lãnh đạo đảng NLD, bà Suu Kyi - Ảnh: AP

Không mấy người biết về ông Htin Kyaw, theo Time, ngày 13-11-2010, vài ngày sau khi các lãnh đạo quân đội Myanmar thành lập chính phủ quân đội, bà Aung San Suu Kyi được thoát khỏi chế độ quản thúc tại gia.

“Cố nhân” từ 5 năm trước

Vào thời khắc nhà lãnh đạo của Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) trở lại đứng trước đông đảo cử tri ủng hộ khi ấy, người ta đã thấy một người đàn ông mặc áo sơ mi trắng nghiêm ngắn đứng bên phải bà Aung San Suu Kyi.

Những bức ảnh chụp hôm đó cho thấy bà Aung San Suu Kyi nghiêng người nói gì đó vào tai người đàn ông là trợ thủ tin cậy của bà, ông Htin Kyaw.

Những người chụp ảnh hôm đó hẳn không thể ngờ, sau gần năm năm, người mà họ cứ muốn tránh ra xa một chút để có thể lấy được những hình ảnh rõ ràng về người phụ nữ được yêu quý nhất Myanmar nay đã trở thành trung tâm của mọi khuôn hình báo giới chụp ngày 15-3, ngày Myanmar công bố danh tính vị tổng thống đầu tiên của chính quyền dân chủ sau hơn 50 năm.

Ông Htin Kyaw, 69 tuổi, vẫn ở bên cạnh bà Suu Kyi khi bà tiếp tục lãnh đạo đảng NLD giành chiếc thắng vang dội trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái.

Với chiến dịch tranh cử gần như chỉ dựa vào uy tín cá nhân của bà Aung San Suu Kyi, đảng NLD đã giành gần 80% số ghế trong quốc hội. Về lý, bà sẽ trở thành tổng thống, nhưng các nhà lãnh đạo quân đội ở Myanmar đã lường trước điều đó.

Trong hiến pháp Myanmar năm 2008, chính quyền quân đội đã đưa thêm vào đó một quy định rõ ràng nhằm vào bà Suu Kyi.

Theo đó những người Myanmar có người thân ruột thịt trong gia đình là người nước ngoài sẽ không thể trở thành nguyên thủ quốc gia. Bà Suu Kyi đã lấy chồng người Anh và có hai con trai mang quốc tịch Anh.

Vì lẽ ấy, ngày 15-3, đảng NLD với số ghế áp đảo trong quốc hội đã bầu ông Htin Kyaw làm tổng thống thay cho bà Suu Kyi.

Ông Htin Kyaw đã giành được 360 trên tổng số 652 phiếu bầu của các nghị sĩ quốc hội, trong đó có cả nhóm đại diện cho lực lượng quân đội vốn mặc nhiên chiếm 1/4 số ghế.

Ông Htin Kyaw được bầu làm tổng thống, trong khi đó, ứng cử viên của lực lượng quân đội trở thành phó tổng thống thứ nhất và một đại diện thứ ba của NLD là phó tổng thống thứ hai.

Ngày 1-4 tới, ông Htin Kyaw sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức trở thành tổng thống đầu tiên của Myanmar trong 54 năm của chính quyền dân chủ.

Người dân Myanmar theo dõi kết quả bầu tổng thống của Quốc hội qua đài truyền hình - Ảnh: AP

Bà Suu Kyi buông rèm nhiếp chính?

Bà Suu Kyi cũng đã nói trước đó bà sẽ kiểm soát vai trò của tổng thống và người này sẽ “không có quyền lực” gì. Tất nhiên bà vẫn sẽ phải dựa vào lòng trung thành tuyệt đối của ông Htin Kyaw vì về mặt pháp lý, ông mới là nguyên thủ của Myanmar.

Hiện chưa rõ bà Suu Kyi có nắm giữ vai trò nào không trong chính quyền mới thành lập, hay bà sẽ chỉ đóng vai trò như một “tổng chỉ huy các con rối” theo như cách một nhà bình luận chính trị hàng đầu của Myanmar mô tả về quá trình dàn xếp chính trị.

Trước tuần qua, vẫn còn rất ít người biết rõ về ông Htin Kyaw. Ông không phải là một trong các ứng cử viên của đảng NLD tham gia chiến dịch tranh cử. Ông cũng chưa từng có bài diễn văn chính trị nào phát biểu trước công chúng.

Tuy nhiên nhiều người Myanmar đã mau chóng có thiện cảm với ông, các trang mạng xã hội đã bắt đầu nhắc tới tên ông với cách gọi thân thiện “tổng thống của chúng ta”.

Sử gia Myanmar, Thant Myint-U đã ngợi ca lựa chọn này, gọi ông Htin Kyaw là “người được tôn trọng vì sự liêm chính không thể nghi ngờ và là một người rất tử tế”.

Cư dân mạng Myanmar không vui khi thấy nhiều tờ báo quốc tế mô tả ông Htin Kyaw là “tài xế” của bà Suu Kyi.

Mặc dù đúng là đôi khi ông có chở bà đi đâu đó nhưng một đảng viên của NLD nói ông chưa bao giờ là tài xế chính thức của bà.

Người dân Myanmar nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của ông trong những năm tháng tham gia công cuộc đấu tranh vì dân chủ của Myanmar. Trên thực tế, cha ông Htin Kyaw là một nhà thơ nổi tiếng, bản thân ông cũng là nhà văn.

Yếu tố gia thế là điều quan trọng ở một đất nước mà nền tảng gia đình là chuyện rất quan trọng như Myanmar. Bản thân bà Suu Kyi thoạt tiên cũng được yêu mến vì là con gái của một vị tướng anh hùng Aung San.

Hiện chưa có một bảng tiểu sử chính thức toàn diện về tân tổng thống Myanmar nhưng theo Guardian, ông Htin Kyaw từng là bạn học của bà Suu Kyi ở Ttrường trung học Methodist English tại thủ đô Yangon. Ông đã có bằng kinh tế học trước khi tiếp tục theo đuổi ngành khoa học máy tính tại Đại học London.

Ông Htin Kyaw đã làm việc cho chính phủ Myanmar từ giữa những năm 1970 tại Bộ Công nghiệp và Ngoại giao, sau đó nghỉ việc năm 1992, hai năm sau khi chính quyền quân đội không thừa nhận chiến thắng của đảng NLD trong cuộc bầu cử trước đó.

Kể từ đó, ông trở thành trợ thủ thân tín của lãnh đạo đảng NLD Suu Kyi. Ông là giám đốc quỹ từ thiện được đặt tên theo tên mẹ bà Suu Kyi và kết hôn với một nghị sĩ mới được bầu của đảng NLD.

Trong suốt những năm bà Suu Kyi bị quản thúc tại nhà, ông Htin Kyaw đã là cầu nối liên lạc giữa bà với thế giới bên ngoài.

Năm 2000, trong một giai đoạn người ta nói bà được tự do đi lại, ông đã cùng bà định ra khỏi Yangon để tới thành phố Mandalay nhưng chuyến đi bất thành.

Theo BBC, ông Htin Kyaw đã bị bắt sau khi đụng độ với một sĩ quan quân đội tại nhà ga xe lửa và bị giam bốn tháng tại nhà tù Insein ở Yangon, bà Suu Kyi tiếp tục bị quản thúc tại nhà.

Ông Thein Swe, một bạn tù cũ của ông Htin Kyaw hiện là nghị sĩ của đảng NLD cho biết: “Điều tôi nhận thấy là ông ấy không phân biệt người giàu, người nghèo. Ông không quan tâm tới những người nắm quyền lực và đối xử với mọi người bình đẳng, tôn trọng”.

Những cá tính riêng của ông Htin Kyaw có thể sẽ phát huy tác dụng bởi trong vai trò tổng thống, ông sẽ phải tham gia rất nhiều hội nghị thượng đỉnh quốc tế và sánh vai với các nhà lãnh đạo thế giới.

Nhưng dù vậy, khi được đôn lên giữ chức tổng thống chủ yếu vì lòng trung thành, ông Htin Kyaw sẽ không thể đi chệch ra ngoài những mong muốn của bà Suu Kyi.

Và sau rốt, trên mọi phương diện quan trọng, bà Suu Kyi vẫn sẽ là người lãnh đạo mới của đất nước Myanmar.

D.KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar