10/03/2025 10:46 GMT+7

Thuần hóa 'sát thủ ruộng đồng' làm nước mắm cà cuống

Đôi bạn trẻ quyết định bỏ công việc đang ổn định ở Hà Nội quay về quê học làm nước mắm cà cuống nuôi để làm giàu.

Ước mơ làng mắm vùng biển - Ảnh 1.

Lê Thị Thơ trong khu nhà lưới ủ mắm bằng chum sành theo cách truyền thống quê mình - Ảnh: VŨ TUẤN

Sau năm lần thất bại, thương hiệu nước mắm cà cuống từ làng biển quê hương dần định hình cùng ước mơ xây dựng làng nghề tại quê nhà ngày một gần hơn.

Bà con quê tôi làm nước mắm từ cá biển rất ngon nhưng không ai làm nhiều để bán, cũng không có hợp tác xã hay làng nghề gì cả. Tôi học cách làm và mong tạo ra làng nghề nước mắm có thương hiệu riêng của quê mình.

LÊ THỊ THƠ

Chọn lối đi khác biệt cho nước mắm quê mình

Cô chủ nhỏ Lê Thị Thơ, ở huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh), kể ngày trở về quê khởi nghiệp bằng hơn hai chục cái chum sành và dăm đôi cà cuống. Thơ tốt nghiệp khoa kinh tế Học viện Nông nghiệp Hà Nội.

Ra trường từng làm cho một nhà phân phối lớn các loại nước mắm, gia vị ở thủ đô. Tại đây, cô gái trẻ thấy đơn đặt hàng nước mắm truyền thống ngày càng tăng trong khi các loại nước chấm công nghiệp chỉ đợi các chương trình khuyến mãi mới "đẩy hàng".

Thấy hai vợ chồng khăn gói về quê, cha mẹ, rồi họ hàng vừa mừng vừa lo. Mừng vì thấy hai bạn tha thiết với nghề truyền thống quê hương nhưng lại sợ thu nhập không được như ở thành phố. Thời điểm đó, vừa giữ các mối hàng phân phối nước mắm, gia vị ở Hà Nội, Thơ vừa về quê học cách ủ mắm.

Nước mắm truyền thống phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Những chỉ dẫn địa lý như Phú Quốc, Phan Thiết ở miền Nam, Cát Hải ở miền Bắc hay Ba Làng ở miền Trung đã quá nổi tiếng.

"Hà Tĩnh quê mình chưa có thương hiệu nào, nên muốn đứng vững phải khác biệt. Tôi chọn cách đưa hương vị tinh dầu cà cuống vào những loại nước mắm ngon nhất dành cho phân khúc khách hàng cao cấp, khó tính nhưng ổn định và bền vững", Thơ cho biết.

Cà cuống là loài khá đặc biệt. Dù ban ngày nhút nhát trốn dưới nước, song ban đêm lại bò lên rình mồi. Chỉ cần có con gì bơi qua mà nó chộp được, cái vòi nhọn hoắt của nó sẽ lập tức cắm vào hút dinh dưỡng của con mồi. Người ở quê ví von cà cuống bắt mồi như quái vật phim kinh dị.

Còn người già trong làng kể ngày bé đi làm đồng vẫn gặp cà cuống bắt cá như "sát thủ đồng ruộng". Nhưng giờ ngày càng hiếm gặp cà cuống tự nhiên, vì dù bắt mồi hung hăng song chúng khá nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật, cánh đồng nào có phun thuốc là chúng chết sạch.

Tìm hiểu thực tế tại quê, Thơ thấy nơi có nước mắm ngon lại không nuôi cà cuống, còn nơi nuôi cà cuống thì không làm nước mắm. Cô muốn kết hợp cả hai chỗ này lại cùng nhau khi bắt tay khởi nghiệp theo nghề truyền thống quê mình.

Thuần hóa 'sát thủ ruộng đồng' làm nước mắm cà cuống - Ảnh 3.

Thuần hóa “sát thủ đồng ruộng” để tạo ra loại nước mắm đặc sản khác biệt theo cách riêng - Ảnh: VŨ TUẤN

Năm lần thất bại mới thuần hóa "sát thủ đồng ruộng"

Đôi vợ chồng trẻ đặt chục cặp cà cuống tự nhiên về nuôi, dự tính làm nước mắm hữu cơ thì phải kết hợp với cà cuống tự nhiên. Nhưng đó là lần thất bại đầu tiên trên hành trình khởi nghiệp. Cà cuống tự nhiên vốn giá đắt, nhưng đem thả vào chuồng bị hoảng loạn, rất khó nuôi.

Được vài tuần, bọn cà cuống trong chuồng tự tiêu diệt lẫn nhau. Con này rình bắt con kia làm thức ăn. Đến vài con cuối cùng cũng tự lăn ra chết. Hóa ra chúng phàm ăn, trong khi vì chưa có kinh nghiệm nên Thơ cho số cá làm thức ăn vào bể không đủ, buộc chúng bắt đồng loại làm mồi.

Rút kinh nghiệm lần đầu, lần này Thơ tìm hiểu kỹ cách các trại nuôi cà cuống đã làm rồi mua năm ổ trứng về tự chăm. Đàn cà cuống lớn nhanh như thổi.

Vậy mà niềm vui ngắn chẳng tày gang khi lũ cà cuống lại rủ nhau lăn ra chết. Nguyên nhân do xác cá trong bể quá nhiều làm nước có mùi tanh, bà chủ trẻ thay nước giữ cho bể sạch, nhưng đâu ngờ làm vậy khiến cà cuống "sốc" nước, chết hết.

Lần thứ ba, cà cuống chết khi đã lột xác lần thứ năm, cũng là lúc chúng trưởng thành và bắt đầu cho tinh dầu. Bọn chúng cứ bò lên thành bể, yếu dần rồi tự rụng xuống chết. Cú này thì hoang mang thật khi kiểm tra mọi thứ đều ổn. Chỉ đến lúc dọn chuồng mới thoang thoảng ngửi thấy mùi thuốc sâu, họ quyết định dùng lưới che quanh cả khu chuồng, gây giống lại và mọi thứ mới dần ổn định.

Nhưng phải đến lần thất bại thứ năm, thử thách mới buông tha đôi vợ chồng trẻ. Khi này đã có đàn cà cuống lớn và còn sinh sản thêm lứa mới. Lũ cà cuống con được hai tuần tuổi, Thơ chuyển sang bể khác để dành bể cũ đón lứa cà cuống bé hơn. Nhưng qua bể mới, cà cuống liền bị "sốc" nước và lại chết. Vậy là thêm bài học nữa, kinh nghiệm để đời.

Cô chủ đã đợi lứa cà cuống con đủ bốn tuần tuổi mới chuyển bể. Chúng đủ khỏe và sống ngon lành.

Phải năm lần thất bại mới đến lúc lứa cà cuống cho tinh dầu đầu tiên đúng thời khắc những chum nước mắm được ủ đủ thời gian "chín".

Sản phẩm nước mắm cà cuống khép kín từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến đến sản xuất, đóng chai ngay tại quê nhà chào hàng trong niềm vui khôn tả sau chặng đường khởi nghiệp đúng nghĩa lên bờ xuống ruộng.

Phải ra chất mắm quê mình

Những ngày đầu về quê, hai vợ chồng hì hục dọn vườn, mang về hàng chục cái chum sành. Rồi người ra cảng biển tìm mối mua cá, người lo thuê thợ sửa vườn, tráng sân, làm nhà lưới. Vất vả vô cùng nhưng khi nói về công việc, họ hồ hởi khác thường.

Nào là nước mắm truyền thống phải ủ ngoài trời có mưa có nắng đủ năm rưỡi trở lên mới ngon được. Nào là để tránh côn trùng, ruồi nhặng, họ phải làm nhà lưới. Nào là bắt buộc phải ủ bằng chum sành chứ không dùng thùng nhựa... Và dẫu cách làm truyền thống có chi phí đắt hơn nhiều lần, với họ như vậy mới cho ra mắm đúng chất quê mình.

Nước mắm cà cuống Làng xưa

Nước mắm cà cuống thương hiệu "Làng xưa" của đôi bạn trẻ không đủ hàng để bán dù giá không hề rẻ. Khu vườn hơn 400m2 hiện dùng một phần ủ mắm tôm, phần còn lại ủ nước mắm. Trại cà cuống luôn có hơn 1.000 con thương phẩm. Công ty bước đầu có doanh thu khiêm tốn hơn 1 tỉ đồng mỗi năm.

Nhiều bà con quanh vùng nghe tiếng đã đến xin học cách nuôi cà cuống, làm nước mắm sạch.

"Mình muốn xây dựng một khu chế xuất quy mô lớn hơn nhưng sẽ cần liên kết nhiều hộ của bà con cùng làm. Tôi sẽ chỉ họ cách nuôi, cách chăm cà cuống và cả cách làm nước mắm ngon. Vùng quê thành làng nghề, bà con sẽ có thêm thu nhập", Thơ dự tính.

Máy ép lá cây, mo cau thành chén đĩa, khử khuẩn bằng tia UV

Nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật (ĐH Đà Nẵng) vừa tạo ra chiếc máy ép lá cây và các nguyên liệu tự nhiên thành chén, đĩa, ly...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar