12/06/2020 17:56 GMT+7

Thủ tướng Trung Quốc gây tranh cãi vì kêu dân thất nghiệp bán hàng rong

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Lời kêu gọi của ông Lý Khắc Cường được ví như chiếc phao cứu sinh của những người bị mất việc trong đại dịch. Nhưng ở mặt khác, nó làm dấy lên câu hỏi liệu nền kinh tế số 2 thế giới có thực sự mạnh như người ta vẫn nghĩ?

Thủ tướng Trung Quốc gây tranh cãi vì kêu dân thất nghiệp bán hàng rong - Ảnh 1.

Thủ tướng Lý Khắc Cường (giữa) thăm hỏi một người bán hàng rong khi đến tỉnh Sơn Đông - Ảnh: XINHUA

Đại dịch COVID-19 quét qua đã để lại hàng triệu người thất nghiệp ở Trung Quốc, trong số đó có Xie Yiyi - người vừa tốt nghiệp Đại học California, một trong những trường danh giá của Mỹ.

Ngày 5-6, đúng vào ngày Xie bị mất việc, Thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi người thất nghiệp hãy xuống đường bán hàng rong để vượt qua khó khăn. Ông Lý nhấn mạnh cũng như những ngành tốn nhiều chất xám khác, bán hàng rong là một phần quan trọng có thể giúp đất nước "tốt đẹp hơn".

Thủ tướng Trung Quốc ca ngợi Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên vì đã tạo ra 100.000 việc làm nhờ 36.000 quầy bán hàng rong trên đường. "Quốc gia được tạo thành từ nhân dân. Dân có ổn thì đất nước mới ổn", ông Lý nói khi đến thăm những người bán hàng rong ở tỉnh Sơn Đông sau đó.

Khi một quan chức cấp cao như ông Lý khuyến khích bán hàng rong, báo South China Morning Post (SCMP) nhận định chính quyền Bắc Kinh đang dần hết cách để bảo đảm phúc lợi xã hội cho người thất nghiệp.

Lời kêu gọi của Thủ tướng Lý đã ảnh hưởng tới Xie. Cô quyết định sẽ bán thịt nướng kiếm sống qua ngày, trong lúc chờ kiếm được việc tốt hơn.

Thủ tướng Trung Quốc gây tranh cãi vì kêu dân thất nghiệp bán hàng rong - Ảnh 2.

Một người bán hàng rong ở chợ đêm thành phố Vũ Hán - Ảnh chụp màn hình

Đối với nhiều người Trung Quốc, bán hàng rong là công việc chỉ dành cho người nghèo, người thuộc tầng lớp ngụ cư ở các thành phố lớn - những nơi đã từng chứng kiến các vụ trấn áp mạnh tay với người bán hàng rong của lực lượng quản lý đô thị.

Với những người trẻ mới tốt nghiệp đại học ở Mỹ như Xie, đi bán hàng rong là một bước lùi nhưng thời thế buộc họ phải như vậy.

Việc ông Lý khuyến khích bán hàng rong và các số liệu được ông đưa ra trong cuộc họp báo hồi cuối tháng rồi đã làm dấy lên những tranh cãi về sự thịnh vượng của Trung Quốc. Nhiều người tự hỏi liệu Trung Quốc có thực sự phồn vinh như người ta vẫn tưởng.

Hôm 28-5, Thủ tướng Trung Quốc thừa nhận có tới 600 triệu người (khoảng 43% dân số) kiếm chưa tới 140 USD/tháng. Ông nêu câu chuyện một lao động ngụ cư ở tuổi 50 không thể kiếm được việc gì dù đã bán sức hơn 30 năm ở thành phố.

Khi những con số này lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, rất nhiều người đã lên án người đăng bài. Họ không tin những con số này là thật.

Phần lớn số người còn lại đều nói về "nền kinh tế bán hàng rong" của Thủ tướng Lý. Có người ca ngợi ông là một lãnh đạo sâu sát thực tế đời sống của người dân.

Nhưng cũng có người bi quan đặt câu hỏi nếu có quá nhiều người bán hàng rong khó khăn như nhau, ai sẽ là người mua.

Thủ tướng Trung Quốc gây tranh cãi vì kêu dân thất nghiệp bán hàng rong - Ảnh 3.

Một quầy hàng bán đồ ăn ở khu trung tâm Bắc Kinh - Ảnh chụp màn hình

Chu Thiên Dũng, một chuyên gia kinh tế, ủng hộ ông Lý bằng ước tính có thể tạo ra được ít nhất 50 triệu việc làm nếu chính quyền mở rộng không gian cho người bán hàng rong và nông dân.

Một chuyên gia khác thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc cũng tin rằng chính sách khuyến khích hàng rong của ông Lý sẽ làm nên chuyện và cần được duy trì lâu dài.

Nhiều địa phương hưởng ứng rất nhanh chóng chủ trương mới của Thủ tướng Lý, nhưng với các thành phố tự xem là "hạng nhất" như Bắc Kinh và Thượng Hải, bán hàng rong là điều không thể chấp nhận. Tờ Bắc Kinh nhật báo đã đăng một bài xã luận dài và liệt kê hàng loạt vấn đề của việc bán hàng rong, thậm chí còn gọi đây là một hoạt động "kém văn minh và vệ sinh".

"Các quan chức cấp cao đang nói những điều trái ngược nhau. Tốt hơn hết là tôi nên thận trọng vậy", Xie giãi bày chuyện cô đã chọn được tất cả đồ cần thiết cho xe thịt nướng của mình nhưng cuối cùng quyết định không mua.

Số người thất nghiệp khó đo đếm: 'Thiên nga đen' của Trung Quốc

TTO - Những tiến bộ mà Bắc Kinh đạt được trong nhiều năm có nguy cơ biến mất vì cú sốc kinh tế do dịch COVID-19. Đây là một trong những sự kiện "Thiên nga đen" mà ông Tập Cận Bình từng nhắc tới.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng và Phu nhân được tặng áo đấu của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm CLB Vasco da Gama, mong muốn sẽ có thêm nhiều cầu thủ Brazil sang Việt Nam thi đấu và ngược lại.

Thủ tướng và Phu nhân được tặng áo đấu của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Hàn Quốc 'phát tiền cho dân' để kích thích tiêu dùng

Hàn Quốc sắp triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt lớn chưa từng có từ 21-7 để thúc đẩy kinh tế và giảm gánh nặng cho người dân.

Hàn Quốc 'phát tiền cho dân' để kích thích tiêu dùng

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Việc xuất khẩu gạo sang Brazil giúp nước này đảm bảo an ninh lương thực. Hai bên cũng thúc đẩy liên minh cà phê, xây dựng thương hiệu chung.

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Video lan truyền nói rằng Iran ném bom một thành phố Mỹ để đáp trả các cuộc không kích của Washington vào cơ sở hạt nhân Iran.

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Bức tranh tường vẽ Nữ thần Tự do che mặt lan truyền dịp Quốc khánh Mỹ, phản đối chính sách nhập cư gây tranh cãi của ông Trump.

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Kỹ sư Ấn Độ gây tranh cãi khi làm cùng lúc cho nhiều start-up. Sự việc phơi bày lỗ hổng tuyển dụng từ xa và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar