21/06/2021 21:31 GMT+7

Thủ tướng Thụy Điển bị phế truất

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Sau 11 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm không thành công trong lịch sử Thụy Điển hiện đại, ngày 21-6, ông Stefan Lofven đã trở thành thủ tướng đầu tiên bị phế truất theo cách này.

Thủ tướng Thụy Điển bị phế truất - Ảnh 1.

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven dự một cuộc họp báo sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội Thụy Điển ở Stockholm ngày 21-6 - Ảnh: AFP

Hãng Reuters đưa tin ngày 21-6, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven - người theo đường lối trung tả và là lãnh đạo của Đảng Dân chủ xã hội - đã bị phế truất trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở Quốc hội nước này, khiến chính phủ bị đổ vỡ.

Sau 7 năm nắm quyền, giờ đây Thủ tướng Stefan Lofven có thời gian một tuần để từ chức và trao cho chủ tịch Quốc hội nhiệm vụ tìm kiếm một chính phủ mới, hoặc kêu gọi bầu cử nhanh chóng.

Ông Lofven, 63 tuổi, là thủ tướng đầu tiên của Thụy Điển bị phế truất trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm do phe đối lập khởi xướng. Trước đó đã có 11 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm không thành công trong lịch sử Thụy Điển hiện đại, theo Hãng tin AFP.

Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm được tổ chức theo kiến nghị do Đảng cực hữu Dân chủ Thụy Điển (SD) đệ trình hôm 17-6. Trước đó, Đảng Cánh tả cho biết họ đã lên kế hoạch đề xuất một cuộc bỏ phiếu như vậy để phản đối kế hoạch của chính phủ về việc cải cách quản lý giá cho thuê nhà.

Chính kế hoạch trên của Đảng Dân chủ xã hội đã dẫn tới mâu thuẫn giữa các đảng. Kế hoạch cho phép các chủ nhà tự do đưa ra mức giá cho các căn hộ cho thuê mới. Phe phản đối cho rằng đề xuất này trái với mô hình xã hội Thụy Điển và đe dọa quyền lợi của người đi thuê nhà.

Đảng Ôn hòa và Đảng Dân chủ Cơ Đốc giáo đã nhanh chóng ủng hộ cuộc bỏ phiếu trên. Kết quả bỏ phiếu cho thấy 181/349 nghị sĩ Quốc hội Thụy Điển đồng ý phế truất Thủ tướng Lofven.

Theo Đài CNN, sau cuộc bỏ phiếu trên, ông Lofven cho biết sẽ tổ chức các cuộc thảo luận với những đảng khác và quyết định nên từ chức hay kêu gọi bầu cử nhanh chóng trong vòng một tuần.

Từng chọn ‘miễn dịch cộng đồng’, giờ Thụy Điển thông qua Luật đại dịch đặc biệt

TTO - Luật trao quyền tạm thời cho chính phủ đóng cửa các trung tâm thương mại, ngừng hoạt động của phương tiện giao thông công cộng cũng như phạt những người không tuân thủ quy định giãn cách xã hội.

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar