15/12/2014 11:04 GMT+7

Thủ tướng Shinzo Abe đối mặt nhiều thử thách chông gai

HIẾU TRUNG
HIẾU TRUNG

TT - Đảng Dân chủ tự do cầm quyền giành chiến thắng dễ dàng trong cuộc bầu cử Hạ viện Nhật. Tuy nhiên, Thủ tướng Shinzo Abe đối mặt với những thử thách chông gai.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - Ảnh: Reuters

Theo khảo sát của Đài truyền hình TBS, trước sự yếu ớt của Đảng Dân chủ (DPJ) đối lập, Đảng Dân chủ tự do (LDP) đã giành 294 ghế trong khi đảng đồng minh Komeito có 34 ghế.

Các hãng thông tấn khác tại Nhật cũng công bố kết quả tương tự. Như vậy liên minh này sở hữu tổng cộng 328 ghế, chiếm thế đa số 2/3 tại hạ viện 475 thành viên. Thế đa số 2/3 sẽ cho phép chính quyền Thủ tướng Abe “qua mặt” thượng viện.

“Tôi đã nỗ lực thúc đẩy chính sách kinh tế Abenomic để tạo công ăn việc làm và nâng lương - ông Abe tuyên bố ở Tokyo trong ngày bầu cử - Nhật sẽ trở nên giàu có hơn. Đây là cách duy nhất”. Trước đó, giới truyền thông Nhật và quốc tế mô tả cuộc bầu cử là màn trưng cầu ý dân về những chính sách kinh tế mà ông Abe theo đuổi.

Thiếu hào hứng

Khẩu hiệu “Nước Nhật đã trở lại”

Với khẩu hiệu “Nước Nhật đã trở lại”, Thủ tướng Shinzo Abe kể từ khi lên nắm quyền năm 2012 được đánh giá là đã có những chính sách đưa nước Nhật lên vị trí cao hơn ở vũ đài quốc tế, ví dụ như chiến lược tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Ông cũng trở thành “người bán hàng số một” của Nhật khi đi thăm hàng loạt quốc gia để quảng bá các sản phẩm Nhật.

Theo báo Japan Times, tính đến 18g chỉ có 34,98% cử tri khắp nước Nhật đi bỏ phiếu bầu hạ viện, thấp hơn 6,79% so với thời điểm của cuộc tổng tuyển cử năm 2012.

Con số này phản ánh rõ sự thiếu hào hứng của người dân Nhật đối với cuộc bầu cử sớm này.

Trả lời Tuổi Trẻ qua thư điện tử, cô Miho Sakai thuộc Công ty Dentsu Public Relations Inc ở thủ đô Tokyo cho biết cô hoàn toàn không cảm thấy thoải mái và hứng thú khi đi thực hiện nghĩa vụ công dân trong thời tiết giá lạnh.

“Bầu cử sớm là điều không cần thiết. Chúng tôi không có nhiều sự lựa chọn - cô Sakai nói - Tôi suốt ngày vùi đầu vào công việc nên không để ý nhiều đến chính trị. Qua những gì báo chí đưa, tôi cho rằng có lẽ cuộc bầu cử sẽ không đem lại thay đổi nào đáng kể.

Tôi đi bỏ phiếu đơn giản bởi đó là việc phải làm với tư cách một công dân Nhật. Một số đồng nghiệp của tôi cũng có suy nghĩ tương tự”.

Ông Abe mới chỉ cầm quyền hai năm sau cuộc tổng tuyển cử năm 2012. Giới quan sát đánh giá hai trong số ba “mũi tên” của chính sách kinh tế Abenomics là nới lỏng tiền tệ và tăng chi tiêu công đã đạt hiệu quả tốt.

Đến nay giá đồng yen đã giảm đáng kể và thị trường chứng khoán Nhật đạt độ ổn định cao. Tuy nhiên, việc ông Abe tăng thuế tiêu dùng hồi tháng 4 từ 5% lên 8% đã ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng, đẩy nền kinh tế Nhật vào suy thoái.

Các nhà quan sát nhận định ông Abe tổ chức bầu cử sớm để củng cố quyền lực trước khi thực hiện các chính sách gây tranh cãi như tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân và chiến lược an ninh mới.

Với kết quả này, ông Abe cũng sẽ dễ dàng đắc cử chức chủ tịch LDP trong cuộc đua vào tháng 9-2015 để mở ra cơ hội cầm quyền tới năm 2018. Khi đó, ông sẽ trở thành một trong số thủ tướng Nhật hiếm hoi nắm quyền trong một thời gian dài.

Thử thách lớn

“Với thắng lợi lớn, ông Abe có thêm vốn chính trị để có thể thoải mái thực hiện các chính sách từ nay cho đến cuộc bầu cử thượng viện năm 2016” - Reuters dẫn lời nhà phân tích Hideyuki Ishiguro thuộc Hãng Okasan Securities dự báo.

Nhiều người hi vọng ông sẽ dùng quyền lực được tăng cường của mình để bắn “mũi tên thứ ba” của chính sách Abenomics. Đó là cải tổ các lĩnh vực nhạy cảm như thị trường lao động và ngành nông nghiệp.

Giới quan sát nhận định trong hai năm qua ông Abe không thể bắn “mũi tên thứ ba” do sự kháng cự của các nhóm lợi ích và từ chính nội bộ LDP. Chắc chắn cải tổ sẽ không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Giáo sư Gerry Curtis thuộc ĐH Columbia (Mỹ) cho rằng ông Abe sẽ thực hiện những cải tổ quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, quá trình cải tổ sẽ diễn ra chậm chạp và không tạo ra được bước đột phá cần thiết. Báo Washington Post dẫn lời giáo sư chính trị Iwao Osaka thuộc ĐH Rikkyo ở Tokyo cho rằng sau cuộc bầu cử, tình hình kinh tế Nhật sẽ không có sự chuyển biến đáng kể.

Và đây sẽ là thử thách lớn nhất đối với chính quyền Thủ tướng Abe. “Nền kinh tế chắc chắn vẫn sẽ yếu ớt như trước” - giáo sư Osaka bi quan.

Giáo sư kinh tế Etsuro Honda thuộc ĐH Shizuoka nhận định nền kinh tế Nhật sẽ sớm cảm nhận được tác động của chính sách Abenomics, nhưng cải cách cấu trúc sẽ phải mất 10 năm mới có thể thành công.

“Sẽ không có cách nào để thoát ra khỏi tình trạng giảm phát” - giáo sư Honda nhấn mạnh.

Các chuyên gia cũng dự báo trong giai đoạn tới, nhiều khả năng ông Abe sẽ tập trung thực hiện các chính sách đối ngoại, bao gồm chiến lược phòng thủ chung gây tranh cãi.

HIẾU TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng và Phu nhân được tặng áo đấu của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm CLB Vasco da Gama, mong muốn sẽ có thêm nhiều cầu thủ Brazil sang Việt Nam thi đấu và ngược lại.

Thủ tướng và Phu nhân được tặng áo đấu của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Hàn Quốc 'phát tiền cho dân' để kích thích tiêu dùng

Hàn Quốc sắp triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt lớn chưa từng có từ 21-7 để thúc đẩy kinh tế và giảm gánh nặng cho người dân.

Hàn Quốc 'phát tiền cho dân' để kích thích tiêu dùng

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Việc xuất khẩu gạo sang Brazil giúp nước này đảm bảo an ninh lương thực. Hai bên cũng thúc đẩy liên minh cà phê, xây dựng thương hiệu chung.

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Video lan truyền nói rằng Iran ném bom một thành phố Mỹ để đáp trả các cuộc không kích của Washington vào cơ sở hạt nhân Iran.

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Bức tranh tường vẽ Nữ thần Tự do che mặt lan truyền dịp Quốc khánh Mỹ, phản đối chính sách nhập cư gây tranh cãi của ông Trump.

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Kỹ sư Ấn Độ gây tranh cãi khi làm cùng lúc cho nhiều start-up. Sự việc phơi bày lỗ hổng tuyển dụng từ xa và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar