15/07/2024 10:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thủ tướng: Rõ người, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm trong cải cách hành chính

Việc cải cách hành chính cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ - Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ - Ảnh: VGP

Sáng 15-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, chủ trì phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 63 địa phương.

Cải cách hành chính lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cải cách hành chính là 1 trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược; xây dựng nền hành chính theo hướng dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân.

Quan điểm là cải cách hành chính phải luôn lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, làm trung tâm; phải được triển khai đồng bộ với cải cách lập pháp, cải cách tư pháp và đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo Thủ tướng, cải cách hành chính đã nhận được quan tâm từ các cấp lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục, tổ chức thực hiện quyết liệt. Nhiều kết quả đạt được đáng ghi nhận, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí tuân thủ, tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Trong đó, năm 2023 xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 12 bậc theo Báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu của các tổ chức xếp hạng thế giới; Chỉ số tự do kinh tế tăng 4 bậc, Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 2 bậc so với năm 2022…

Tuy nhiên, thủ tục hành chính còn rườm rà, có nơi thực hiện chưa nghiêm, gây phiền hà, bức xúc; bộ máy tổ chức còn nhiều tầng nấc, hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Vướng mắc liên quan về thể chế, tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm vẫn còn diễn ra.

Thực tiễn đòi hỏi cần sớm khắc phục, mau chóng khơi thông và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước để phục vụ phục hồi phát triển. Bởi nếu chúng ta không tập trung cải cách hành chính thì sẽ gây cản trở, phiền hà, làm giảm nguồn lực của nhân dân. 

Thủ tướng yêu cầu cuộc họp phân tích, chỉ ra các vướng mắc, bài học kinh nghiệm, từ đó có giải pháp tháo gỡ khó khăn với tinh thần "khó mấy cũng phải làm".

Trong 6 tháng đầu năm 2024, các bộ, ngành đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 168 quy định kinh doanh theo báo cáo của Ban Chỉ đạo - Ảnh: VGP

Trong 6 tháng đầu năm 2024, các bộ, ngành đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 168 quy định kinh doanh theo báo cáo của Ban Chỉ đạo - Ảnh: VGP

Khơi thông nguồn lực, giảm phiền hà

Vì vậy, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm" để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, dễ khen thưởng. Mục tiêu là khơi thông nguồn lực cho đất nước, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, trong 6 tháng đầu năm 2024, các bộ, ngành đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 168 quy định kinh doanh tại 16 văn bản quy phạm pháp luật. Nhờ đó, tổng số quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa từ năm 2021 đến nay là 2.943 quy định kinh doanh tại 250 văn bản quy phạm pháp luật, đạt 18,6%.

Các bộ, cơ quan đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án đơn giản hóa 40 thủ tục hành chính nội bộ và phê duyệt theo thẩm quyền phương án đơn giản hóa 151 thủ tục; phê duyệt phương án đơn giản hóa tổng số 861 thủ tục.

Tính đến nay, các bộ, ngành đã đơn giản hóa 828 thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, đạt 76%.

Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (eCabinet) đã phục vụ 99 hội nghị, phiên họp của Chính phủ và thực hiện xử lý 2.288 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ, thay thế hơn 789.000 hồ sơ, tài liệu giấy.

Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến trung bình toàn quốc đạt 42%; kết quả số hóa tại các bộ, ngành đạt 31,11%, tại các địa phương đạt 53,20%. 63/63 tỉnh thành đã triển khai đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử trực tuyến; 100% các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành kết nối, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức; tổng số dữ liệu được đồng bộ đạt 2.292.771 hồ sơ…

Thủ tướng: Không yêu cầu xác nhận cư trú trong giải quyết thủ tục hành chính

Sáng 25-2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, chủ trì phiên họp thứ 5 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ, đã yêu cầu yêu cầu không xác nhận cư trú trong giải quyết thủ tục hành chính.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường sắt đô thị sẽ phải nối khắp TP.HCM mở rộng, Đồng Nai, Tây Ninh

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị TP.HCM.

Đường sắt đô thị sẽ phải nối khắp TP.HCM mở rộng, Đồng Nai, Tây Ninh

Thay đổi quan trọng ở Đà Nẵng với công chức thanh tra

Sau khi sắp xếp xã mới, UBND xã ở Đà Nẵng có tối đa 4 phòng chuyên môn. Bố trí 1 công chức đang công tác tại thanh tra quận, huyện.

Thay đổi quan trọng ở Đà Nẵng với công chức thanh tra

Đà Nẵng khởi động dự án chợ đầu mối nông sản lớn nhất miền Trung

Dự án chợ đầu mối Hòa Phước (TP Đà Nẵng) với tổng mức đầu tư hơn 272 tỉ đồng bước vào giai đoạn đấu thầu xây lắp.

Đà Nẵng khởi động dự án chợ đầu mối nông sản lớn nhất miền Trung

Chủng Omicron XEC lây lan nhiều nước trên thế giới có đáng ngại?

Biến chủng Omicron XEC hiện đang lây lan ở nhiều nước trên thế giới, làm gia tăng số ca mắc COVID-19 mới.

Chủng Omicron XEC lây lan nhiều nước trên thế giới có đáng ngại?

Công an Đắk Lắk lần đầu tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái ô tô

Sáng 22-5, Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Lắk tổ chức kỳ sát hạch, cấp giấy phép lái ô tô hạng B cho 202 học viên.

Công an Đắk Lắk lần đầu tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái ô tô

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Không ưa hình thức, thầm lặng cống hiến

Ông Trần Đức Lương là nhà lãnh đạo kỹ trị, không ưa hào nhoáng, không chạy theo hình thức, mà chọn cách sống, làm việc thầm lặng, bền bỉ.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Không ưa hình thức, thầm lặng cống hiến
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar