25/03/2025 18:44 GMT+7

Thủ tướng: Quan tâm y tế dự phòng khi bỏ cấp huyện, đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi chủ trì cuộc họp về dự thảo đề án phát triển ngành y tế và giáo dục chiều 25-3.

y tế - Ảnh 1.

Thường trực Chính phủ và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ họp với Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ảnh: VGP

Cuộc họp của Thường trực Chính phủ và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ do Thủ tướng chủ trì với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về các dự thảo đề án quan trọng chuẩn bị trình Bộ Chính trị, đã thảo luận về dự thảo đề án xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển giáo dục và đào tạo và dự thảo đề án xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển.

Chọn giải pháp mang tính "đòn bẩy, điểm tựa"

Hoan nghênh việc chuẩn bị của các cơ quan, Thủ tướng nhấn mạnh hai vấn đề rất cần thiết và thiết thực với người dân. Đặc biệt là để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nhanh, bền vững, lấy con người là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, nguồn lực và động lực phát triển.

Yêu cầu tiếp tục hoàn thiện đề án, Thủ tướng lưu ý hai bộ cần rà soát việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo có liên quan của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ trong hai lĩnh vực này.

Đây cũng là những vấn đề toàn dân, toàn diện, liên quan tới cả hệ thống chính trị trong khi đang thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn. Vì vậy phải xác định một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mang tính "đòn bẩy, điểm tựa" để tập trung triển khai, làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó, không dàn trải về đối tượng và thời gian, tránh lãng phí.

Trong đó việc xây dựng chương trình phải đồng thời đề xuất các cơ chế, chính sách và lộ trình cụ thể, phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn; bảo đảm khả thi, hiệu quả, tạo chuyển biến căn bản trong thực tiễn.

Với đề án chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển giáo dục và đào tạo, cần bám sát nghị quyết, chỉ đạo của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 

Tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy và học, phát triển con người toàn diện cả về "đức trí thể mỹ", tiếp tục coi trọng giáo dục "đức", "trí" và nhấn mạnh thêm giáo dục "thể", "mỹ". 

Hiện đại hóa, kiên cố hóa trường học, đặc biệt là xây dựng các trường nội trú cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. 

Tinh thần là đảm bảo bình đẳng tiếp cận về giáo dục, không để ai bị bỏ lại phía sau; đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.

Chú trọng y tế cơ sở, đưa giáo viên về vùng sâu vùng xa

Đối với đề án xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển, Thủ tướng chỉ đạo bổ sung nội hàm về chăm sóc, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân với các mục tiêu cụ thể. 

Ví dụ, mỗi người dân khám chữa bệnh bao nhiêu lần trong một năm; phòng ngừa, điều trị các bệnh nan y, bệnh nhiệt đới; phát triển thêm các bệnh viện sản nhi, lão khoa; quan tâm y tế dự phòng và y tế cơ sở, nhất là trong bối cảnh sắp xếp địa giới hành chính, bỏ cấp huyện; có kế hoạch ứng phó già hóa dân số; chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục.

Thủ tướng yêu cầu ngay trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở; ngành giáo dục và đào tạo cũng phải nghiên cứu tăng cường giáo viên về cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, đặc biệt là giáo viên dạy ngoại ngữ.

Cùng với đó đẩy mạnh số hóa dữ liệu, hồ sơ trong ngành y tế, giáo dục, nhất là hồ sơ sức khỏe suốt đời của người dân, hồ sơ học sinh, công việc này cần được tập trung làm trong 6 tháng đầu năm 2025.

Nhấn mạnh yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, Thủ tướng chỉ đạo cần xác định rõ những nhiệm vụ để hoàn thiện thể chế, sửa đổi các luật; đào tạo đội ngũ giáo viên; cơ chế, chính sách hỗ trợ và phát huy tính chủ động của người dạy, người học; xây dựng hạ tầng, đẩy mạnh hợp tác công tư; thúc đẩy học đi đôi với hành, đào tạo gắn với nghiên cứu; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Chi phí bảo hiểm y tế tăng theo lương cơ sở: Người thu nhập thấp có được giảm phí?

Nhiều cử tri các tỉnh, thành phố đề xuất Bộ Y tế có chính sách giảm chi phí bảo hiểm y tế cho người không hưởng lương từ ngân sách, bà nội trợ, lao động không hợp đồng, người thu nhập thấp…

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?

Các chuyên gia nhận định bệnh não mô cầu có nguy cơ cao xuất hiện thêm các ca bệnh trong cộng đồng trong thời gian tới. Với tỉ lệ tử vong của bệnh có thể từ 8 - 15% và dễ lây lan, cần làm gì phòng bệnh?

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Ông Trump tuyên bố sẽ ký sắc lệnh để đưa giá thuốc bán tại Mỹ bằng với giá thấp nhất bán ở những nơi khác, theo ông có thể giảm giá thuốc từ 30 - 80%.

Ông Trump nói sẽ ký sắc lệnh giảm đến 80% giá thuốc tại Mỹ

Đại biểu tranh luận viện phí, học phí cũng phải 'cõng' thêm thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhiều đại biểu kiến nghị với những trường học, bệnh viện cần tính toán loại bỏ khoản thu thuế thu nhập doanh nghiệp để không tạo thêm gánh nặng cho người học, người bệnh.

Đại biểu tranh luận viện phí, học phí cũng phải 'cõng' thêm thuế thu nhập doanh nghiệp

Từ ngày 1-6 dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy, người dân cần làm gì?

Từ ngày 1-6 ngành bảo hiểm xã hội sẽ không cấp thẻ bảo hiểm y tế bằng giấy cho người tham gia mà yêu cầu sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên VssID, VNeID.

Từ ngày 1-6 dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy, người dân cần làm gì?

Quý ông 'chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền', làm cách nào lấy lại bản lĩnh phòng the?

Điều gì quyết định “bản lĩnh phòng the” của nam giới? Tại sao bỗng dưng lại rối loạn cương dương? Làm sao để cải thiện “chuyện ấy”?

Quý ông 'chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền', làm cách nào lấy lại bản lĩnh phòng the?

Hành trình ‘tìm con’ của vợ chồng người dân tộc thiểu số

Với chi phí hàng trăm triệu làm thụ tinh trong ống nghiệm, gia đình anh Phùng Văn Ba (34 tuổi, người dân tộc Mường) và chị H Dla Buôn Ya (29 tuổi, người dân tộc Ê Đê) ở Phú Thọ chưa từng nghĩ sẽ có một ngày ước mơ làm cha mẹ thành hiện thực.

Hành trình ‘tìm con’ của vợ chồng người dân tộc thiểu số
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar