16/11/2024 01:24 GMT+7

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường công du Brazil, Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên chuyên cơ rời Hà Nội, hướng đến điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du là Brazil.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường công du Brazil, Cộng hòa Dominica - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân vẫy tay chào trước khi lên đường đến Brazil và Cộng hòa Dominica - Ảnh: DUY LINH

Khoảng 1h sáng 16-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên chuyên cơ. Máy bay cất cánh không lâu sau đó, đưa ông đến thành phố Rio de Janeiro của Brazil.

Cách đây 14 tháng, vào tháng 9-2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến Brazil cho chuyến thăm chính thức. Còn lần này, cũng theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva, Thủ tướng sẽ trở lại quốc gia lớn nhất Nam Mỹ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024.

Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh G20. Càng đặc biệt hơn khi lời mời tham dự được gửi đến Việt Nam khi nước ta không đang giữ chức chủ tịch luân phiên của diễn đàn, cơ chế đa phương nào.

Tháp tùng Thủ tướng có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội. Ngoài ra còn có lãnh đạo các bộ Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Công thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Việt Nam từng được mời dự G20 khi là Chủ tịch APEC năm 2017, Chủ tịch ASEAN năm 2010 và 2020. Năm 2019, khi Việt Nam không giữ cương vị chủ tịch luân phiên nào, Nhật Bản cũng đã mời lãnh đạo Việt Nam đến thượng đỉnh G20.

"Điều đó thể hiện cộng đồng quốc tế, trong đó có chủ nhà Brazil, ngày càng coi trọng vai trò của nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế thế giới, cũng như ảnh hưởng và đóng góp của Việt Nam tại các cơ chế đa phương toàn cầu", Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình nhận định.

Trong lần thứ năm Việt Nam được mời, ngoài hội nghị thượng đỉnh, ta còn được mời tham dự các hội nghị của G20 ở các kênh ngoại giao, nông nghiệp và khoa học công nghệ.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình cho biết Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ phát biểu tại hai phiên họp của G20 trong ngày 18 và 19-11, với hai chủ đề quan trọng lần lượt là "Cuộc chiến chống đói nghèo" và "Phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng".

Người đứng đầu Chính phủ dự kiến chia sẻ những bài học quý báu về chống đói nghèo - một lĩnh vực Việt Nam nhiều kinh nghiệm và đã đạt thành tựu to lớn, được cả thế giới ghi nhận và đánh giá cao.

Đồng thời ông sẽ trao đổi quan điểm, cách tiếp cận và triển khai chiến lược phát triển bền vững, chuyển đổi năng lượng của Việt Nam trong giai đoạn tới. Trong dịp này, Thủ tướng cũng giới thiệu đến G20 việc Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư vào năm 2025.

Để thể hiện sự đoàn kết trong tìm kiếm giải pháp về quản trị toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ hưởng ứng lời kêu gọi hành động về cải cách quản trị toàn cầu. 

Khẳng định cam kết trong ứng phó các thách thức toàn cầu, Thủ tướng cũng sẽ dự lễ phát động Sáng kiến "Liên minh toàn cầu chống đói nghèo" với tư cách thành viên sáng lập.

Ngoài các hoạt động trên, những cuộc tiếp xúc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ là dịp để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ trên nhiều lĩnh vực, nhất là thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển và tiếp tục triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Thủ tướng cũng sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Brazil Lula da Silva để trao đổi các định hướng lớn và biện pháp thực chất nhằm thúc đẩy quan hệ song phương lên tầm cao mới.

Ngoài các hoạt động trên, người đứng đầu Chính phủ sẽ tham dự một số hoạt động song phương với Brazil nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, trong đó có tham gia lễ khánh thành biển kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Rio de Janeiro.

Thủ tướng: Việt Nam và Brazil có mối lương duyên

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến Brazil năm 1912 trong hành trình tìm đường cứu nước, xem đó là khởi đầu cho mối lương duyên giữa hai đất nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

Lời 'tiên tri' trong bộ truyện tranh xuất bản từ năm 1999 về trận động đất sẽ xảy ra vào tháng 7 năm nay, đang khiến lượng khách du lịch đến Nhật Bản sụt giảm mạnh.

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trên sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia, nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa ban hành quy định mới, yêu cầu các phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại các tòa nhà thuộc Bộ Quốc phòng, nhằm tăng cường bảo mật thông tin.

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào

Truyền thông Trung Quốc phản ứng mạnh sau lệnh cấm tuyển sinh quốc tế với Harvard, khi sinh viên Trung Quốc là nhóm du học sinh đông nhất tại trường này.

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar