10/03/2024 17:15 GMT+7

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời câu hỏi 'rất khó' của kiều bào

Cuộc gặp kiều bào New Zealand của Thủ tướng Phạm Minh Chính vô cùng ấm áp, gần gũi và chân thành với nhiều câu hỏi được nêu ra. Trong đó có một câu mà ông mô tả là 'khó' về công việc và những khó khăn đã trải qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiều lần khuyến khích kiều bào mạnh dạn đặt câu hỏi trong cuộc gặp tối 10-3 - Ảnh: NHẬT BẮC

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiều lần khuyến khích kiều bào mạnh dạn đặt câu hỏi trong cuộc gặp tối 10-3 - Ảnh: NHẬT BẮC

Nhiều tâm tư, nguyện vọng đã được bày tỏ với Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc gặp đại diện cộng đồng người Việt ở Wellington (New Zealand) tối 10-3.

Đây là cuộc gặp thứ hai trong ngày của Thủ tướng Phạm Minh Chính với người Việt tại New Zealand. Trước đó là cuộc gặp nhóm chuyên gia công nghệ người Việt trong sáng 10-3 ở thành phố Auckland.

Do lịch trình làm việc bận rộn của Thủ tướng, cuộc gặp kiều bào tại Wellington diễn ra muộn hơn so với dự kiến. Mặc dù vậy, khán phòng vẫn kín chỗ khi gần như tất cả bà con đều nán lại đến phút cuối của sự kiện.

Trong gần 2 tiếng, một số đại diện kiều bào đã trình bày và nêu một số đề xuất về thương mại, giáo dục, giao lưu văn hóa.

Lắng nghe xong mỗi ý kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính lại thường xuyên nhìn quanh khán phòng và hỏi "Còn bà con nào có ý kiến gì nữa không?" để khuyến khích họ trình bày.

Đó là khởi đầu cho rất nhiều đề xuất và câu hỏi được gửi đến người đứng đầu Chính phủ và các bộ trưởng đi cùng.

Đáng chú ý trong số đó là câu hỏi và đề xuất đến từ chị Nguyễn Thị Minh, người tự giới thiệu đã sống ở New Zealand được 20 năm.

Chị Minh mong muốn có hội phụ nữ tại New Zealand để chị em có thêm chỗ dựa tinh thần, là nơi gặp gỡ và chia sẻ, gắn kết.

Kiều bào Nguyễn Thị Minh đặt câu hỏi cho Thủ tướng tại cuộc gặp kiều bào tối 10-3 - Ảnh: NHẬT BẮC

Kiều bào Nguyễn Thị Minh đặt câu hỏi cho Thủ tướng tại cuộc gặp kiều bào tối 10-3 - Ảnh: NHẬT BẮC

Giây phút xúc động của cuộc gặp là khi chị Minh, vì ấn tượng với sự gần gũi và mộc mạc của Thủ tướng, đã mạnh dạn đề nghị ông chia sẻ về công việc của mình, nhất là những khó khăn mà ông đã trải qua trong cuộc sống.

Thủ tướng mô tả đây là một câu hỏi khó nhưng ông vẫn trả lời và "có gì thì trả lời mộc mạc đó". 

Bằng giọng trầm, Thủ tướng nói: "Tôi sinh ra ở miền biển, lớn lên ở miền núi trong một gia đình nghèo, đông con. Mình luôn ý thức phấn đấu làm trọn vẹn công việc của mình, được người lớn tuổi và tổ chức giao nhiệm vụ gì thì cố gắng hoàn thành cho tốt. 

Những gì được giao thì làm cho tốt, những gì mình nghĩ ra được mà tốt cho mọi người, có lợi cho cái chung thì cố gắng làm.

Tôi may mắn được trải qua nhiều cương vị, công việc khác nhau, cả trong Nam ngoài Bắc, cả trong nước và ngoài nước. 

Ngoài nỗ lực của mình thì sự giúp đỡ, hỗ trợ của bạn bè, anh em, đồng chí rất quan trọng. Không có Đảng, Nhà nước, nhân dân thì không có mình. Ví dụ như không có chính sách của Đảng, Nhà nước, làm sao một học sinh nghèo miền núi như tôi có thể được đi học nước ngoài? 

Sau khi tôi học xong, được tổ chức phân công công việc. Tôi làm ở đâu cũng được anh em đồng chí hỗ trợ, giúp đỡ rất tận tình và tôi cũng cố gắng không phụ lòng họ.

Trên cương vị Thủ tướng, mình phải luôn cố gắng, trước đây cố gắng 1, bây giờ phải cố gắng 10 để cùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí trong Chính phủ luôn đoàn kết, cố gắng làm tốt nhất, góp phần cùng cả nước phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc, tháo gỡ các khó khăn, vượt qua các thách thức, tìm ra giải pháp tốt nhất, thực hiện mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, xây dựng đất nước ngày càng hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, không có ai bị bỏ lại phía sau.

Muốn làm được mục tiêu nói trên thì dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, mỗi người đều phải cố gắng làm tốt công việc trên cương vị của mình.Tôi xin trả lời mộc mạc như vậy".

Đáp lại, chị Minh bày tỏ sự xúc động với những chia sẻ rất chân thành, thật lòng của Thủ tướng. Chị cũng mong rằng thái độ sống tích cực, tinh thần nỗ lực làm việc vì cái chung sẽ tiếp tục lan tỏa tới tất cả mọi người.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ, chúc sức khỏe cụ Nguyễn Đình Hai, người Việt cao tuổi nhất tại New Zealand - Ảnh: NHẬT BẮC

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ, chúc sức khỏe cụ Nguyễn Đình Hai, người Việt cao tuổi nhất tại New Zealand - Ảnh: NHẬT BẮC

Thủ tướng Phạm Minh Chính bế một em bé trước cuộc gặp với kiều bào tại New Zealand - Ảnh: DƯƠNG GIANG

Thủ tướng Phạm Minh Chính bế một em bé trước cuộc gặp với kiều bào tại New Zealand - Ảnh: DƯƠNG GIANG

Cũng trong cuộc gặp kiều bào, nhiều ý kiến đã được gửi đến Thủ tướng Phạm Minh Chính. Có người trăn trở với việc dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt sinh ra ở New Zealand hay chính sách nào cho sinh viên đang học tại New Zealand về nước.

Cũng có kiều bào mong muốn Việt Nam và New Zealand có chính sách visa làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp như Úc - Việt Nam, hay việc công nhận lẫn nhau bằng cấp giáo dục giữa hai nước.

Sau hơn 40 phút lắng nghe từng ý kiến chia sẻ và câu hỏi, Thủ tướng giao nhiệm vụ giải đáp cho bộ trưởng các bộ Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao.

Các bộ trưởng ghi nhận và cho biết sẽ nêu vấn đề này trong những cuộc làm việc với phía New Zealand thời gian tới.

Phát biểu sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sẽ đề nghị với các nhà lãnh đạo New Zealand xem xét, công nhận cộng đồng người Việt là dân tộc thiểu số và thúc đẩy thành lập các hội đoàn của người Việt Nam với địa lý pháp lý được công nhận, hoạt động đúng quy định của pháp luật.

Thủ tướng cũng mong bà con tiếp tục đoàn kết, người đi trước giúp đỡ người đi sau, "lá lành đùm lá rách", đồng sức, đồng lòng chung tay xây dựng một cộng đồng đoàn kết phát triển, vững mạnh.

Về vấn đề visa, các cơ quan sẽ trao đổi với phía New Zealand giải quyết các vướng mắc trên nguyên tắc "có đi có lại" để tạo thuận lợi cho người dân hai bên.

Thủ tướng kỳ vọng đột phá trong hợp tác kinh tế nông nghiệp Việt Nam - New Zealand

'Xin phép dùng thêm một quả nữa vì nó ngon quá!', Thủ tướng hóm hỉnh nói khi đến thăm Trung tâm Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand, mong có sự đột phá trong hợp tác kinh tế nông nghiệp giữa hai nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Một người đàn ông Iran, cũng là thường trú nhân tại Mỹ đã bị bắt tại Los Angeles với cáo buộc xuất khẩu "thiết bị điện tử tinh vi" từ Mỹ sang Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington.

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Quan hệ Việt - Mỹ trong 30 năm qua cũng có lúc thăng lúc trầm, nhất là khi nói tới một vài lĩnh vực cụ thể và tại một vài thời điểm cụ thể.

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar