27/02/2024 10:20 GMT+7

Thủ tướng: Khó ở đâu tháo gỡ ở đó, vướng cấp nào cấp đó giải quyết

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 2-2024 với 11 nội dung quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp chuyên đề pháp luật với 11 nội dung quan trọng - Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp chuyên đề pháp luật với 11 nội dung quan trọng - Ảnh: VGP

Theo chương trình phiên họp ngày 27-2, Chính phủ sẽ xem xét cho ý kiến, quyết nghị đối với 11 nội dung (6 dự án luật, 4 đề nghị xây dựng pháp luật và đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh).

Thực tiễn đòi hỏi liên tục hoàn thiện pháp luật

Cụ thể, 6 dự án luật được thảo luận gồm dự án Luật Phòng không nhân dân; dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); dự án Luật Địa chất và Khoáng sản; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

4 đề nghị xây dựng luật gồm: Đề nghị xây dựng Luật Hàm, cấp ngoại giao; đề nghị xây dựng Luật Hàng không (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số.

Nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 - 27-2-2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng gửi tới đội ngũ thầy thuốc, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành y tế lời cảm ơn, lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thủ tướng mong đội ngũ thầy thuốc, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành y tế tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, thực hiện tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh "thầy thuốc như mẹ hiền", đáp ứng mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Chính phủ cũng xem xét, cho ý kiến về đề nghị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược đã được Đảng, Nhà nước xác định. Năm 2024, ngay trong những ngày đầu năm, chúng ta đã và đang nỗ lực, khẩn trương triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó, đột phá về thể chế tiếp tục là một nhiệm vụ trọng tâm.

Mặc dù đã nhiều nỗ lực và đạt nhiều kết quả trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, song người đứng đầu Chính phủ cho rằng những quy định đã bị thực tiễn vượt qua; nhiều lĩnh vực mới đang phát triển đòi hỏi phải có quy định của pháp luật để điều chỉnh.

Trong đó, ông đánh giá nhiệm vụ tháng 2 còn nặng nề hơn, vừa tích cực chuẩn bị trình Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh năm 2024 (trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 1-3), vừa quyết nghị các dự án luật phục vụ kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV (tháng 5-2024). 

Để bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng của các nội dung quan trọng như vậy, Thủ tướng yêu cầu với các cơ quan chủ trì, soạn thảo, các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan phải trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật, đề nghị xây dựng pháp luật.

Thủ tướng nhấn mạnh việc xây dựng pháp luật cần đảm bảo rõ ràng, minh bạch và công khai - Ảnh: VGP

Thủ tướng nhấn mạnh việc xây dựng pháp luật cần đảm bảo rõ ràng, minh bạch và công khai - Ảnh: VGP

Khó ở đâu tháo gỡ ở đó, vướng cấp nào cấp đó giải quyết

Các cơ quan liên quan phải có ý kiến kịp thời; bố trí các cán bộ có năng lực, trình độ, tâm huyết cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; rà soát lại chế độ, chính sách bảo đảm phù hợp cho các cán bộ làm công tác này, với quan điểm đầu tư cho xây dựng thể chế chính là đầu tư cho sự phát triển.

Trong đó, ông lưu ý trong quá trình xây dựng các dự án luật, các đề nghị xây dựng pháp luật chỉ lấy ý kiến một lần các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan.

Trường hợp còn ý kiến khác nhau, phó thủ tướng phụ trách chủ trì triệu tập cuộc họp với các bộ, cơ quan để xử lý ngay. Các cơ quan cần chuẩn bị, ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn để thi hành ngay sau khi các luật có hiệu lực.

Với tinh thần "khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đó, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết", Thủ tướng đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định. 

Mục tiêu nhằm bảo đảm rõ ràng, chặt chẽ, minh bạch, công khai, sát thực tiễn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, dễ đánh giá, để các đối tượng thực thi, tuân thủ pháp luật yên tâm thực hiện.

Bởi thực tiễn cho thấy nếu công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được chuẩn bị kỹ, làm tốt việc tổng kết thực tiễn, dự báo tình hình, thì các quy định, chính sách sau khi ban hành sẽ đi ngay vào cuộc sống, giải quyết được những khó khăn, vướng mắc. Còn nếu chuẩn bị không kỹ, không tốt thì vừa làm xong đã phải sửa đổi, bổ sung.

Thủ tướng: Thủ tục hành chính còn rườm rà, môi trường kinh doanh chưa thông thoáng

Chiều 14-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính - trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ - chủ trì phiên họp thứ sáu.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng thành lập chi bộ đặc khu Hoàng Sa và 15 đảng bộ phường, xã

Đà Nẵng ban hành đề án về sắp xếp tổ chức đảng, thành lập 15 đảng bộ phường, xã và chi bộ đặc khu Hoàng Sa.

Đà Nẵng thành lập chi bộ đặc khu Hoàng Sa và 15 đảng bộ phường, xã

Dự báo mùa mưa ở Nam Bộ khác thường mọi năm

Mùa mưa tại khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên đã chính thức bắt đầu khi xuất hiện các cơn mưa to đến rất to.

Dự báo mùa mưa ở Nam Bộ khác thường mọi năm

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có các lĩnh vực liên quan dầu khí, năng lượng hạt nhân, y sinh...

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar