11/11/2022 14:54 GMT+7

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu quan điểm về vấn đề Myanmar và Nga - Ukraine

NGỌC AN (từ Phnom Penh, Campuchia)
NGỌC AN (từ Phnom Penh, Campuchia)

TTO - ASEAN cần tăng cường phối hợp với các đối tác trong nỗ lực chung đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển, đặc biệt trong xử lý các vấn đề nóng như tình hình Myanmar, xung đột Nga - Ukraine...

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu quan điểm về vấn đề Myanmar và Nga - Ukraine - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 41 - Ảnh: D.GIANG

Ngày 11-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 41 với trọng tâm thảo luận về quan hệ đối ngoại của ASEAN, cấu trúc khu vực và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Tại phiên họp, lãnh đạo các nước ASEAN chia sẻ nhận định về những chuyển động nhanh chóng và khó lường của môi trường địa chính trị, cọ xát chiến lược giữa các nước lớn, căng thẳng gia tăng tại nhiều điểm nóng, các vấn đề an ninh phi truyền thống… tác động sâu sắc đến khu vực và ASEAN.

Trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh ASEAN cần củng cố đoàn kết và tự cường là những giá trị nền tảng. Trên cơ sở tiếp cận tổng thể, tầm nhìn chiến lược, ASEAN cần có đóng góp trách nhiệm xử lý các thách thức đang nổi lên, thúc đẩy phục hồi bền vững, tăng trưởng bao trùm, phục vụ cuộc sống và lợi ích của người dân.

Đối với các vấn đề quốc tế và khu vực như Biển Đông, Myanmar, bán đảo Triều Tiên, xung đột Nga - Ukraine… các lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng và trách nhiệm trong duy trì hòa bình, an ninh, ổn định. Trong đó, nhấn mạnh việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử COC hiệu quả, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước UNCLOS 1982.

Video: Phiên toàn thể khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN

Các nước chia sẻ quan ngại về tình hình tại Myanmar và việc thực hiện đồng thuận năm điểm chưa đạt tiến triển. Khẳng định Myanmar là thành viên của ASEAN, các nước nhất trí tiếp tục hỗ trợ Myanmar vượt qua giai đoạn khó khăn, ủng hộ nỗ lực của đặc phái viên Chủ tịch ASEAN về Myanmar, và thông qua các quyết định về triển khai đồng thuận năm điểm.

Nêu quan điểm về các vấn đề trên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tính bất ổn, bất định và khó lường với sự nổi lên của các thách thức truyền thống và phi truyền thống. Đó là sự đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát, an ninh năng lượng, lương thực... diễn biến phức tạp của cạnh tranh chiến lược nước lớn cũng như các biến động địa chính trị.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng khẳng định lại tầm quan trọng của giữ vững đoàn kết, phát huy sức mạnh nội tại, tinh thần trách nhiệm, cách tiếp cận cân bằng, khách quan và kiên định các nguyên tắc đa đề ra.

Để nâng cao quan hệ đối ngoại, Thủ tướng đề nghị cần tăng cường phối hợp với các đối tác trong nỗ lực chung đóng góp cho hòa bình, an ninh và phát triển. Củng cố gắn bó chiến lược nội khối để các đối tác thực sự tôn trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, cam kết hợp tác lâu dài thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Trên cương vị nước điều phối quan hệ ASEAN - Hàn Quốc, Việt Nam sẽ cùng các nước đưa mối quan hệ này ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả.

Đối với các vấn đề nóng của khu vực và quốc tế, Thủ tướng cho rằng cần bản lĩnh, khéo léo, hài hòa và cân bằng trong ứng xử. Đặc biệt là việc chia sẻ quan điểm của ASEAN về tình hình Biển Đông, Myanmar, xung đột Nga - Ukraine.

Trong đó, cần củng cố lập trường nguyên tắc của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực bảo tồn môi trường biển, hỗ trợ nhân đạo cho ngư dân và người đi biển, ứng phó với tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp...

Đối với vấn đề Myanmar, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần tiếp tục kiên định và kiên trì triển khai đồng thuận năm điểm, hỗ trợ Myanmar, một thành viên của gia đình ASEAN tìm giải pháp khả thi, bền vững, vượt qua khó khăn.

Cùng với việc chủ động hỗ trợ, giúp đỡ, Thủ tướng cũng cho rằng cần đề nghị các bên liên quan tại Myanmar thể hiện trách nhiệm, hợp tác thiện chí để thúc đẩy thực hiện hiệu quả, toàn diện đồng thuận năm điểm, vì tương lai ổn định, phát triển và vì hạnh phúc, lợi ích của người dân Myanmar và vì sự đoàn kết, hình ảnh và uy tín của ASEAN.

Thủ tướng cũng chia sẻ mối quan ngại chung về xung đột Nga - Ukraine, đề cao ý nghĩa và giá trị của hòa bình, khẳng định tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ chính là nguyên tắc nền tảng của đời sống quan hệ quốc tế, là điều kiện tiên quyết cho kiến tạo hòa bình và an ninh quốc tế.

Hội nghị cấp cao ASEAN: Thủ tướng nêu thông điệp thụ hưởng công bằng cho mọi người dân

TTO - Với phương châm lấy người dân làm trung tâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 dành sự quan tâm thỏa đáng tới mọi nhóm xã hội, thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bảo đảm thụ hưởng công bằng của mọi người dân.

NGỌC AN (từ Phnom Penh, Campuchia)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga 'bắt giữ' trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar