05/05/2024 15:24 GMT+7

Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra 5 từ khóa để vùng Đông Nam Bộ phát triển

Tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả. Đi đôi với đó là cơ chế chính sách thông thoáng, đổi mới, hiện đại và hạ tầng chiến lược phát triển nhanh là cách làm để vùng Đông Nam Bộ phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị lần thứ 3 hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ - Ảnh: VIỆT DŨNG

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị lần thứ 3 hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ - Ảnh: VIỆT DŨNG

Ngày 5-5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị lần thứ 3 của hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ.

Vùng Đông Nam Bộ phải phát triển sớm và mạnh hơn các vùng khác

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định vùng Đông Nam Bộ phải là vùng phát triển sớm và mạnh mẽ hơn so với khu vực khác. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị các tỉnh đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh, cắt bỏ những thứ rườm rà.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, vùng Đông Nam Bộ đang phát triển tốt nhưng chưa đáp ứng được tiềm năng, vị thế và mong mỏi của cả nước. Trong đó, hạ tầng còn thiếu tính liên kết giữa các tỉnh trong vùng và các vùng xung quanh. Ô nhiễm môi trường, ngập úng, ùn tắc giao thông vẫn là vấn đề lớn, cần phải giải quyết, nhất là TP.HCM.

Về triển khai quy hoạch vùng Đông Nam Bộ vừa được công bố, Thủ tướng cho rằng quy hoạch xác định tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh của vùng, từ đó có sự ưu tiên phát triển. Nhưng muốn ưu tiên thì phải có cơ chế, chính sách. Đồng thời, quy hoạch cũng chỉ ra những thách thức, bất cập cần hóa giải bằng cơ chế, chính sách ưu tiên.

Nghị quyết 24 đã xác định rõ chủ trương, đường lối, nhiệm vụ của vùng Đông Nam Bộ. Thủ tướng cho rằng vấn đề bây giờ là xác định cách làm.

Ông đưa ra các từ khóa: tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả. Đi đôi với đó là cơ chế chính sách thông thoáng, đổi mới, hiện đại, hạ tầng chiến lược phải phát triển nhanh. Đồng thời, cách quản trị phải thông minh, phù hợp với xu thế phát triển mới.

Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ. Song song với đó làm mới các động lực cũ gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng và bổ sung các động lực mới gồm kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế tri thức. Đẩy mạnh đồng bộ, toàn diện 3 đột phá chiến lược gồm thể chế, hạ tầng, nhân lực.

Ông cho rằng để có nguồn lực phát triển cho vùng, phải huy động tổng thể từ nguồn lực trung ương, nguồn lực địa phương, nguồn lực xã hội, nguồn vốn FDI, vốn hợp tác công tư, các cơ chế đổi mới, lấy đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt đầu tư tư...

Đẩy mạnh các dự án trọng điểm, có tính liên kết

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện các bộ ngành, tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ tham dự hội nghị sáng 5-5 - Ảnh: VIỆT DŨNG

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện các bộ ngành, tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ tham dự hội nghị sáng 5-5 - Ảnh: VIỆT DŨNG

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo rõ các nhóm nhiệm vụ cần thực hiện để phát triển vùng. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng.

Tái cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có thế mạnh, phát triển công nghiệp theo chiều sâu, phát triển nhanh các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, thế mạnh của vùng như thương mại điện tử, trung tâm logistics, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ… và Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM.

Bên cạnh đó, cần đầu tư các dự án động lực, trọng điểm, tính kết nối quốc tế, liên vùng và hướng biển. Tập trung triển khai các dự án mới như cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hạ tầng đường sắt, đường thủy…

Bên cạnh đó, Thủ tướng còn yêu cầu đẩy mạnh các hoạt động điều phối vùng, triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù.

Giao tiến độ cụ thể từng dự án

Chỉ đạo triển khai các dự án cụ thể, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó thủ tướng Lê Minh Khái tiếp tục chỉ đạo giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành trong quá trình xây dựng, hình thành Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP.HCM.

Về cảng Cần Giờ, cơ sở chính trị, Thủ tướng giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thiện thủ tục bổ sung vào quy hoạch cảng biển trong vòng 10 ngày.

Về dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đảm bảo dự án đủ điều kiện để Thủ tướng quyết định chủ trương dự án, hoàn thành trước ngày 15-5.

Về dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Thủ tướng giao bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan Quốc hội trong quá trình thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 tới đây.

Thủ tướng yêu cầu cơ bản hoàn thành dự án sân bay Long Thành trong năm 2025, khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất vào dịp 30-4-2025 và đẩy nhanh tiến độ một số dự án cao tốc, nhất là tuyến TP.HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu.

Tại sao phải phân biệt ngân sách trung ương và địa phương khi làm đường cho dân

Riêng về dự án vành đai 4, Thủ tướng cơ bản đồng tình với các đề xuất của UBND TP.HCM, giao UBND TP.HCM hoàn thiện báo cáo, sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tìm phương án cân đối nguồn vốn, tinh thần là huy động cả vốn trung ương và địa phương, nghiên cứu hợp tác công tư, phát hành trái phiếu Chính phủ…

Nói thêm về việc các địa phương xin trung ương hỗ trợ vốn giải phóng mặt bằng dự án đường vành đai 4 nhưng thiếu cơ chế, Thủ tướng nhìn nhận sự hỗ trợ của trung ương cho các địa phương vẫn còn vướng Luật Ngân sách. Ông cho rằng cần đề xuất sửa luật này.

"Đã là ngân sách nhà nước thì bao gồm của trung ương và địa phương, sao lại phân biệt ra. Đường vành đai 4 hay các đường cao tốc là đường của trung ương? Đây là đường của Nhà nước, đường của nhân dân, đường của dân tộc. Chính tư duy lạc hậu kéo lại sự phát triển mà chúng ta phải bứt phá ra", Thủ tướng nói.

Vốn giải phóng mặt bằng vành đai 4: Các tỉnh xin hỗ trợ từ 50-75%, riêng TP.HCM 'tự cân đối'

Do có khó khăn về ngân sách khi thực hiện dự án vành đai 4, các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai đề nghị trung ương hỗ trợ 50% vốn giải phóng mặt bằng, Long An đề nghị 75% vốn, còn TP.HCM xin tự cân đối vốn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UBND TP.HCM chưa cho dự án vi phạm Lancaster Lincoln của Trung Thủy tiếp tục thi công

UBND TP.HCM cho phép dự án Lancaster Lincoln của Công ty cổ phần Trung Thủy Lancaster thi công phần hầm, không phải cho tiếp tục thi công dự án.

UBND TP.HCM chưa cho dự án vi phạm Lancaster Lincoln của Trung Thủy tiếp tục thi công

TP.HCM yêu cầu các bệnh viện rà soát khẩn sau vụ dầu gió con ó giả

Sau vụ phát hiện dầu gió con ó giả, dầu Ông già Thái Lan giả... Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở y tế rà soát những sản phẩm kinh doanh trong khuôn viên bệnh viện.

TP.HCM yêu cầu các bệnh viện rà soát khẩn sau vụ dầu gió con ó giả

Phường, xã, đặc khu TP.HCM đã nhận 11.581 hồ sơ đất đai

Đến ngày 5-7 các phường, xã, đặc khu của TP.HCM tiếp nhận 11.581 hồ sơ cấp sổ hồng lần đầu và các hồ sơ đất đai khác.

Phường, xã, đặc khu TP.HCM đã nhận 11.581 hồ sơ đất đai

Bệnh viện huyện sẽ đổi tên và giữ nguyên chức năng

Sau khi các địa phương sáp nhập, triển khai chính quyền hai cấp, cơ sở y tế thuộc quản lý của ủy ban nhân dân cấp huyện như bệnh viện đa khoa huyện trước đây có sự thay đổi thế nào?

Bệnh viện huyện sẽ đổi tên và giữ nguyên chức năng

Công an phường Chợ Quán trích xuất camera tìm điện thoại cho du khách

Trong hai ngày 6 và 7-7, Công an phường Chợ Quán (Công an TP.HCM) tiếp nhận thông tin cần giúp đỡ từ người dân và sau đó trích xuất camera, tìm tài sản bị thất lạc trả lại cho người dân kịp thời.

Công an phường Chợ Quán trích xuất camera tìm điện thoại cho du khách

Phân công nhiệm vụ chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp

Ngày 8-7, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trần Trí Quang ký quyết định phân công nhiệm vụ của chủ tịch và 3 phó chủ tịch tỉnh này.

Phân công nhiệm vụ chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar