10/05/2019 10:16 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thủ tướng Nepal, phó tổng thống Ấn Độ dự Đại lễ Vesak

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Trong số các đại biểu quốc tế tham dự Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2019 ở Việt Nam sắp tới có hai vị khách đặc biệt đến từ quê hương của đạo Phật: Thủ tướng Nepal Sharma Oli và Phó tổng thống Ấn Độ Muppavarapu Venkaiah Naidu.

Thủ tướng Nepal, phó tổng thống Ấn Độ dự Đại lễ Vesak - Ảnh 1.

Từ trái qua: Thủ tướng Nepal Sharma Oli và Phó tổng thống Ấn Độ Muppavarapu Venkaiah Naidu - Ảnh: BNG Nepal, PTI

Lãnh đạo Nepal và Ấn Độ sẽ là diễn giả chính tại đại lễ và hoạt động này nằm trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam.

Thế giới chúng ta đang sống vẫn trải qua nhiều thời điểm khó khăn và đau thương do xung đột, khủng bố. Tôi hi vọng tinh thần từ bi, hỉ xả của đạo Phật sẽ lan tỏa để ủng hộ hòa bình thế giới và tất cả các nhà lãnh đạo toàn cầu sẽ đoàn kết chống lại vấn nạn khủng bố hiện nay. Thế chỗ cho thù ghét là yêu thương, thay cho bạo lực là nhân ái.

Anh Prakash Bahadur Sarki chia sẻ

Yêu chuộng hòa bình

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, anh Prakash Bahadur Sarki - người Nepal, đất nước có vườn Lâm Tì Ni là nơi Đức Phật đản sinh - cho biết ảnh hưởng của Phật giáo ở Nepal (và cả Ấn Độ) có gốc rễ rất sâu xa và vẫn hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày của mọi người. 

Bằng chứng rõ ràng nhất là người Nepal vẫn thực hành những lời dạy của ngài như yêu hòa bình, thương kính lẫn nhau và ủng hộ các vấn đề nhân đạo.

Ngoài tham dự Đại lễ Vesak, chuyến đi của thủ tướng Nepal còn nhằm thắt chặt quan hệ ngoại giao, củng cố quan hệ giữa hai nước, kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh giao thương. Do cả hai nước đều mến mộ Phật giáo, anh Prakash hi vọng hợp tác về du lịch tâm linh là một cơ hội tốt để giao lưu nhân dân hai nước.

Theo anh Manoj Selvam - người Ấn Độ theo đạo Hindu, đại đa số người Ấn Độ hiện nay biết về Phật giáo, nhưng họ không theo đạo Phật mà khoảng 79,8% theo đạo Hindu, 14,2% theo đạo Hồi, 2,3% theo Kitô giáo, 1,7% theo đạo Sikh (rất dễ nhầm lẫn với Hindu) và một số ít theo các đạo khác trong đó có đạo Phật. 

Có rất nhiều dấu ấn Phật giáo trong xã hội Ấn Độ, dù không mạnh mẽ nếu so sánh với nước láng giềng Nepal hay Sri Lanka.

Selvam cảm thấy ngạc nhiên khi Phó tổng thống Ấn Độ M. Venkaiah Naidu sẽ là một trong các diễn giả chính trong sự kiện.

"Ông ấy là người theo đạo Hindu đến từ vùng Andhra Pradesh và đảng chính trị của ông ủng hộ Hindu giáo mạnh mẽ. Tôi hi vọng trong vấn đề lãnh đạo toàn cầu, yếu tố bình đẳng tôn giáo của con người sẽ thực sự được xem trọng" - Selvam nói với Tuổi Trẻ.

Theo anh Selvam, không có tôn giáo nào hơn, tôn giáo nào kém và ai cũng có quyền tự do tôn giáo. "Mong rằng với trọng trách của mình, ông sẽ là một diễn giả tốt, cung cấp được nhiều thông tin và củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ" - chàng trai Ấn Độ nói.

Đại lễ Vesak là gì?

Theo lịch Ấn Độ cổ, ngày trăng tròn tháng Vesak là ngày Đức Phật đản sinh, ngày Đức Phật thành đạo và đồng thời là ngày Đức Phật nhập cõi niết bàn. Ngày này, các nước theo Phật giáo tiểu thừa tổ chức 3 lễ trong 1 ngày nên gọi là Đại lễ Tam hợp hay Đại lễ Vesak.

Còn theo truyền thống Phật giáo đại thừa, ngày Đức Phật đản sinh theo lịch cổ của Ấn Độ chuyển sang lịch Trung Hoa là ngày 8-4 âm lịch. Năm 1950, đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên diễn ra ở Colombo, Sri Lanka thống nhất ngày Phật đản là ngày rằm tháng tư âm lịch.

Năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia có Phật giáo, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chị Thúy Hà - một phật tử tại Thái Lan có về Việt Nam tham gia Đại lễ Vesak 2019 - cho biết ngoài Thái Lan và Việt Nam, Sri Lanka là nước thứ ba từng đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak một lần vào năm 2017.

Chị Hà nhận xét công tác chuẩn bị chu đáo và đảm bảo các điều kiện an ninh, an toàn, hậu cần cho hàng ngàn đại biểu và Phật tử cho thấy năng lực tổ chức sự kiện rất tốt của Việt Nam. Việc đăng cai tổ chức sự kiện cũng là một vinh dự cho đất nước và Phật giáo nước nhà.

TTO - Sẽ có 20.000 đại biểu trong nước và 1.650 đại biểu quốc tế tham dự Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2019 (Vesak 2019) tại Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar