02/04/2020 06:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thủ tướng muốn nâng gói hỗ trợ tài khóa từ 30.000 tỉ lên 150.000 tỉ đồng

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Gói hỗ trợ tín dụng không chỉ 250.000 tỉ đồng mà phải cao hơn, gói kích thích tài khóa tăng lên 150.000 tỉ đồng, đồng thời tính toán giảm giá một số dịch vụ thiết yếu, có gói an sinh xã hội hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng muốn nâng gói hỗ trợ tài khóa từ 30.000 tỉ lên 150.000 tỉ đồng - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2020 vào chiều 1-4 - Ảnh - CHÍNH PHỦ

Dẫn lại kết quả cuộc khảo sát do tổ chức Dalia Research với 45 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam có tỉ lệ người dân tin tưởng vào các biện pháp ứng phó dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ cao nhất thế giới (62%), Thủ tướng nhìn nhận điều này cho thấy sự đồng tâm, hiệp lực trong cuộc chiến chống COVID-19.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "sắp tới phải làm quyết liệt hơn nữa, làm sao trong 15-20 ngày tới, có thể trong vòng 1 tháng không để dịch bùng nổ nặng nề ở Việt Nam".

Với chủ trương cách ly xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh đây không phải là chuyện "ngăn sông, cấm chợ", không phải ngăn cấm giao thông, không phải hạn chế sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cần thiết, không phải là dừng các công trình xây dựng mà quan trọng là bảo đảm an toàn cho công nhân, người lao động.

Về triển khai công việc quý II, Thủ tướng nhấn mạnh việc phải lo cho an sinh xã hội, bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 như lao động bị mất việc, người nghèo… Bên cạnh đó, cần quan tâm bảo đảm an ninh trật tự cho người dân.

Về gói hỗ trợ, Việt Nam đã thực hiện hỗ trợ tín dụng, hoãn, giãn nợ, nhưng Thủ tướng cho rằng gói hỗ trợ này không chỉ 250.000 tỉ đồng mà cần cao hơn nữa. 

Đồng thời cần kích thích tài khóa thông qua giảm, giãn thuế, phí, tăng chi tiêu công, không phải chỉ 30.000 tỉ đồng mà nâng lên 150.000 tỉ đồng, thậm chí lớn hơn để hỗ trợ trong lúc khó khăn này.

Đồng thời cần hỗ trợ người lao động mất việc, người nghèo, người yếu thế, bảo đảm an sinh xã hội với tinh thần chuẩn bị đón bắt thời cơ, biến nguy thành cơ để phát triển khi dịch giảm, bị chặn đứng.

"Nếu dịch tiếp tục thì công tác bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân là quan trọng chứ không phải sản xuất và kinh tế. Muốn phát triển phải trên cơ sở bảo vệ sức khỏe nhân dân, không phải là vì kinh tế mà chúng ta bất chấp những vấn đề về tính mạng, sức khỏe của nhân dân", Thủ tướng nêu rõ.

Định hướng tới đây, Thủ tướng nhấn mạnh cần chú trọng giữ ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, thị trường ngoại hối, không để xảy ra biến động bất lợi, sớm có kịch bản điều hành không để bị động; bảo đảm thanh khoản, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp.

Kiên quyết giảm giá thịt heo, không tăng giá các dịch vụ thiết yếu. Đề xuất phương án giảm giá một số dịch vụ thiết yếu, miễn giảm chi phí hành chính để chia sẻ khó khăn đối với người dân, doanh nghiệp trong thời gian dịch COVID-19.

Nêu rõ vai trò của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng đề cập đến việc giảm giá điện, nước, dịch vụ Internet, viễn thông, giảm ít nhất việc thải hồi người lao động.

Đặc biệt, Thủ tướng hoan nghênh việc Bộ Công thương, EVN giảm giá điện 10% với tổng số tiền khoảng 11.000 tỉđồng. Tổng giá trị của gói hỗ trợ giá dịch vụ viễn thông vào khoảng 15.000 tỉ đồng.

Về gói hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng nêu rõ Chính phủ thống nhất cao dự thảo Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19, giao Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan rà soát kỹ, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Thủ tướng ký ban hành theo thẩm quyển.

Về nội dung hỗ trợ, Thủ tướng đề nghị tính toán việc hỗ trợ 6 nhóm đối tượng trong 3 tháng với các mức nêu trong dự thảo nghị quyết chặt chẽ hơn nhưng phải đúng nguyên tắc hỗ trợ nêu trên.

Thủ tướng nêu rõ nguyên tắc hỗ trợ: Hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất việc làm, không bảo đảm mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19, không hỗ trợ dàn trải mọi đối tượng, bảo đảm nguyên tắc cả người lao động, doanh nghiệp và Chính phủ cùng chia sẻ khó khăn, trong đó Chính phủ hỗ trợ một phần với mức phù hợp trong khả năng, nguồn lực.

Việc hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.

Người nghèo, người mất việc nào được hỗ trợ tiền mặt do ảnh hưởng của dịch Covid-19?

TTO - Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ hỗ trợ người dân gặp khó khăn bởi dịch COVID-19 đã đưa ra gói an sinh xã hội lên tới 2,6 tỉ USD với nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể cho người nghèo, người lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tiền giấy mới của Nhật Bản bị 'ế’

Sau một năm, tiền giấy mới của Nhật Bản chỉ chiếm 28,8% tổng số tiền giấy đang được sử dụng.

Tiền giấy mới của Nhật Bản bị 'ế’

Đề xuất thành lập quỹ chống hàng giả để mua hàng, chống hàng giả bảo vệ hàng thật

Sử dụng tiền quỹ để mua hàng nhằm kịp thời phát hiện và xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Đề xuất thành lập quỹ chống hàng giả để mua hàng, chống hàng giả bảo vệ hàng thật

Quảng Ngãi chỉ đạo ngăn đầu cơ, thổi giá, thao túng, bảo kê vật liệu xây dựng

UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu công an tỉnh xử lý nghiêm các vi phạm trong khai thác, vận chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng.

Quảng Ngãi chỉ đạo ngăn đầu cơ, thổi giá, thao túng, bảo kê vật liệu xây dựng

Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay

Tổng thống Trump thông báo sẽ bắt đầu gửi thư thông báo thuế cho các nước trong hôm nay, trước khi thời gian tạm hoãn thuế kết thúc.

Ông Trump sẽ gửi đợt thư thông báo thuế đầu tiên cho các nước vào tối nay

Nhiều doanh nghiệp Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư vào Việt Nam

Các doanh nghiệp lĩnh vực thực phẩm, nhiên liệu sinh học, hàng không - vũ trụ và nông nghiệp mong muốn hợp tác nhiều hơn với Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư vào Việt Nam

Giá nhiều loại trái cây ở mức thấp

Được mùa, nhưng thị trường tiêu thị lại không tăng, khiến giá nhiều loại trái cây như vải thiều, sầu riêng, chôm chôm... phải bán rẻ hơn mọi năm.

Giá nhiều loại trái cây ở mức thấp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar