23/02/2024 08:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chuyển đổi số: Vấn đề thể chế

Cuối cùng, sau nhiều năm chờ đợi, việc thu phí tự động với ô tô ra vào sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã được bắt đầu thí điểm từ ngày 6-2.

Bộ Thông tin và Truyền thông xác định trong năm 2024 sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia gắn với phát triển kinh tế số, xã hội số - Ảnh: LÊ SƠN

Bộ Thông tin và Truyền thông xác định trong năm 2024 sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia gắn với phát triển kinh tế số, xã hội số - Ảnh: LÊ SƠN

Cách làm này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao tiện ích cho những người sử dụng, nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao hình ảnh hiện đại của sân bay.

Vấn đề đặt ra là tại sao với nhiều lợi ích rõ ràng là to lớn nhưng việc triển khai thu phí tự động ở sân bay và trước đây là trên các tuyến đường lại tỏ ra khó khăn, chậm trễ như vậy?

Về mặt kỹ thuật, triển khai thu phí tự động là hoàn toàn không khó. Vậy cái khó nằm ở đâu? Phải chăng chúng ta cần quan tâm đến vấn đề thể chế?

Rất nhiều thủ tục hành chính, các hoạt động kinh tế - xã hội thời gian qua đã số hóa mạnh mẽ, góp phần tạo ra bước tiến lớn trong quá trình chuyển đổi số đang diễn ra trên đất nước chúng ta, mang lại những lợi ích vô cùng to lớn.

Thế nhưng vẫn còn rất nhiều thủ tục bị vướng, chậm trễ, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân như mới đây nhiều người ta thán về việc mua bảo hiểm y tế ở địa phương của mình nhưng lỡ đi nơi khác bị bệnh thì không được thanh toán đầy đủ hay việc phải sang nơi khác để đóng phạt nguội…

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi toàn diện của các cá nhân, tổ chức về cách làm việc và cách sống dựa trên nền tảng công nghệ số. Nó đòi hỏi không chỉ sự đổi mới, sáng tạo và ứng dụng các công nghệ tiên tiến mà còn sự kiến tạo và hoàn thiện các thể chế liên quan.

Thể chế là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực, luật lệ được sử dụng để điều chỉnh và định hướng sự phát triển của một tổ chức hay một nhà nước. Thể chế có thể chia làm hai loại: thể chế chính thức và thể chế phi chính thức.

Thể chế chính thức là hệ thống quy phạm pháp luật mang tính pháp trị. Thể chế phi chính thức là công luận góp phần hình thành đạo đức, lối sống, phẩm giá con người. Thể chế phi chính thức thuộc phạm trù đức trị.

Để chuyển đổi số thành công cần phải cải cách và nâng cao năng lực của các thể chế, đặc biệt là các thể chế chính thức. Các thể chế chính thức phải tạo ra môi trường thuận lợi, khuyến khích và bảo vệ các hoạt động chuyển đổi số của các cá nhân, tổ chức.

Chúng cũng phải đáp ứng được nhu cầu, mong muốn và quyền lợi của người dân trong thời đại số. Các thể chế này cần phải minh bạch, công bằng, hiệu quả và linh hoạt để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và bất định của thế giới số.

Một trong những rào cản lớn nhất cho việc chuyển đổi số ở Việt Nam là hệ thống pháp luật vẫn chưa được cập nhật hoặc thiếu tính linh hoạt để đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số.

Điều này tạo ra một môi trường pháp lý không chắc chắn, khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là các start-up công nghệ, gặp khó khăn trong việc triển khai và mở rộng các sáng kiến số.

Việt Nam đã ban hành Luật An toàn thông tin mạng và đang trong quá trình hoàn thiện Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhưng việc thiếu rõ ràng và đồng bộ trong quy định cụ thể làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuân thủ và triển khai các giải pháp số đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng.

Bên cạnh đó là thiếu sự liên thông giữa các cơ quan, ban ngành, địa phương để tạo ra sự thông suốt với kho dữ liệu quốc gia, dẫn đến tình trạng mỗi nơi mỗi khác.

Các thể chế phi chính thức cũng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Các thể chế này phản ánh những giá trị, thái độ, niềm tin và hành vi của người dân đối với chuyển đổi số.

Các thể chế phi chính thức có thể ủng hộ, động viên hoặc phản đối chuyển đổi số tùy theo mức độ nhận thức, sự tham gia và hưởng lợi của người dân.

Một trong những thách thức lớn nhất là sự thiếu tin tưởng vào công nghệ và quy trình chuyển đổi số. Ví dụ tỉ lệ sử dụng chính phủ điện tử ở một số nơi rất thấp, mặc dù Chính phủ đã nỗ lực triển khai nhiều dịch vụ trực tuyến để tạo thuận lợi cho người dân.

Một thách thức khác là sự kháng cự đối với thay đổi. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn thích bám lấy cách làm truyền thống mà từ chối áp dụng công nghệ số.

Để vượt qua những thách thức này cần có sự phối hợp giữa Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng để tạo ra một môi trường thuận lợi cho chuyển đổi số.

Cuối cùng, chuyển đổi số không chỉ là một vấn đề kỹ thuật mà còn là một vấn đề thể chế. Cần có sự phối hợp đồng bộ và cân bằng giữa các yếu tố kỹ thuật và thể chế, giữa các thể chế chính thức và thể chế phi chính thức, giữa các lợi ích cá nhân và lợi ích chung.

Chỉ khi đó chuyển đổi số mới có thể mang lại những kết quả tích cực, bền vững và toàn diện cho xã hội.

Bắt đầu thử nghiệm thu phí ô tô tự động ở Tân Sơn Nhất

Trưa 6-2 (nhằm 27 tháng chạp), hệ thống thu phí ô tô không dùng tiền mặt chính thức bắt đầu thử nghiệm tại sân bay Tân Sơn Nhất. 1 trong 6 làn xe thu phí được triển khai thí điểm trước khi đưa vào vận hành chính thức.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Việc thành lập ủy ban sửa đổi Hiến pháp là bước đi đúng đắn, có tính chiến lược. Vấn đề còn lại là phải có một tầm nhìn cải cách rõ ràng, lộ trình chặt chẽ và sự đồng thuận chính trị cao.

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar