29/06/2017 21:17 GMT+7

Thủ tướng Iraq tuyên bố IS đã 'tàn đời' ở nước này

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Đó là tuyên bố của Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi ngày 29-6 sau khi các lực lượng Iraq chiếm giữ được Đại giáo đường Hồi giáo al-Nuri ở Mosul, nơi "khai sinh" IS.

Cảnh sát Iraq tham gia chiến dịch giải phóng Mosul trở về sau một đợt truy quét ngày 28-6 - Ảnh: Reuters

Hãng tin Reuters dẫn lời các chỉ huy quân đội Iraq xác nhận đã chiếm lại được khu vực Đại giáo đường Hồi giáo al-Nuri, nơi chỉ còn là đống đổ nát sau khi bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) phá hủy hồi tuần rồi.

Chiến công đầu thuộc về Đội đặc nhiệm chống khủng bố của quân đội Iraq, truyền hình nhà nước Iraq loan tin. Các đơn vị khác của chính phủ, từ quân đội tới cảnh sát đang chốt chặn các hướng tiến vào khu vực giáo đường.

"Đế chế hư cấu của bọn chúng đã sụp đổ", Reuters dẫn lời người phát ngôn quân đội Iraq Yahya Rasool tuyên bố.

Cách đây 3 năm, chính tại Đại giáo đường al-Nuri, tên Abu Bakr al-Baghdadi đã tuyên bố thành lập cái gọi là Nhà nước Hồi giáo ở vùng trung cận đông.

Việc IS cho phá hủy di tích 850 tuổi này hồi tuần rồi được nhìn nhận như việc bọn chúng thừa nhận đã thất bại ở Iraq bởi Mosul được xem như "thủ đô" của IS.

Sau 8 tháng vây hãm Mosul, cuối cùng đến ngày hôm nay, quân đội Iraq và các lực lượng hỗ trợ đã tiến vào được "trái tim" của bọn khủng bố.

Sự kiện được được xem như một biểu tượng của chiến thắng, có ý nghĩa quan trọng trong việc khích lệ tinh thần các binh sĩ.

"Sự trở lại của Đại giáo đường al-Nuri và pháo đài al-Hadba đã đánh dấu chấm hết cho nhà nước hư cấu của IS", Reuters dẫn tuyên bố của Thủ tướng Iraq.

Chính quyền Iraq dự kiến chiến sự tại Mosul sẽ kết thúc trong vài ngày tới khi chỉ còn một số nhóm nhỏ lẻ các phần tử IS cố gắng bám trụ lác đác trong các khu vực thành cổ Mosul.

3 năm chiến sự ở Mosul đã khiến hơn 900.000 thường dân phải chạy nạn. Dẫu biết sẽ còn mất một thời gian nữa mới có thể hoàn tất công cuộc tái thiết Mosul như trước khi rơi vào tay IS, song việc kết thúc chiến sự ở đã mở ra hi vọng mới cho thành phố đã từng một thời trù phú nằm bên bờ sông Tigris.

Tại nước láng giềng Syria, các nguồn lực đang được tập trung tối đa cho chiến dịch giải phóng Raqqa - thành trì quan trọng của IS ở Syria.

Tuy nhiên, khác với Iraq, với tình hình nội tại ở Syria cùng sự tham chiến của quá nhiều lực lượng, quốc gia trong khu vực, sẽ còn rất nhiều việc phải tính đến trước và sau khi kết thúc chiến sự ở Raqqa.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar