03/11/2016 10:04 GMT+7

Ông Hun Sen: Người Việt ở Campuchia từ thời Pháp thuộc

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước này đã có từ thời Pháp thuộc và được người Pháp đưa sang để làm công nhân trong các đồn điền cao su.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Ảnh: Reuters

Theo báo Khmer Times, phát biểu trong lễ khởi công một con đường mới ở tỉnh Tbong Khmum ngày 2-11, ông Hun Sen nhấn mạnh chính người Pháp đã khuyến khích và bắt ép người Việt Nam sang Campuchia. Cá biệt có thời điểm người Việt chiếm hơn 70% nhân lực trong ngành công nghiệp cao su ở nước này.

“Người Việt Nam không phải mới tới, họ tới từ thời chúng ta còn Pháp thuộc nhưng người ta cứ luôn đổ lỗi là do tôi”, Thủ tướng Campuchia giải thích.

Nhà lãnh đạo Campuchia cũng cảnh báo những người vu cáo ông về sự xuất hiện của người Việt Nam ở nước này nên “cẩn thận nghiệp báo”.

Người Việt Nam ở Campuchia từ lâu đã là chủ đề để các đảng đối lập công kích đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đang cầm quyền của Thủ tướng Hun Sen, đặc biệt trong những giai đoạn bầu cử.

Trao đổi với Khmer Times, nhà phân tích xã hội Campuchia Lao Mong Hai cho biết những năm 1960 có khoảng 300.000 người Việt ở Campuchia. Những người này được xem là thế hệ thứ hai của những người đầu tiên được Pháp đưa tới; ngoài ra còn có một số người Việt ngược dòng Mekong lên Biển Hồ đánh bắt cá rồi định cư tại đây.

Nhưng đến năm 1979, con số này sụt giảm nghiêm trọng khi chính quyền Khmer Đỏ do Pol Pot đứng đầu lên cầm quyền ở Campuchia.

"Việt Nam - Campuchia không thể tách rời"

Hiện nay, người Việt Nam vẫn là một cộng đồng lớn ở Campuchia và có sự đóng góp nhất định cho địa phương.

Thủ tướng Hun Sen trong một cuốn sách do chính ông viết đã khẳng định: “Việt Nam và Campuchia là hai nhân tố không thể tách rời nhau”.

Tuy vậy, cuộc sống của người Việt tại Campuchia đang phải đối mặt với nhiều khó khăn ngày càng tăng sau những chiêu trò bài xích, kích động thù hằn dân tộc của Đảng cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) do chính trị gia Sam Rainsy đứng đầu kể từ năm 2013.

Những đứa trẻ người Việt đi học tại trường tiểu học nổi trên Biển Hồ tháng 1-2016 - Ảnh: DUY LINH

Khốn khó nhất là những người Việt ở Biển Hồ. Dù được gọi và tự nhận là người Việt Nam nhưng phần lớn những người đang sinh sống tại đây không hề có giấy tờ tùy thân, kể cả những đứa trẻ mới sinh sau này.

Thực trạng này bắt đầu từ thời cha ông sinh sống lênh đênh trên sông nước và đã đẩy bà con nơi đây vào thế "người không quốc tịch”, không phải Campuchia cũng chẳng phải Việt Nam.

Tháng 10-2015, chính quyền tỉnh Kompong Chhnang đã quyết định di dời hơn 1.400 hộ gia đình (trong đó có hơn 900 hộ là người Việt) sống tại làng nổi trên Biển Hồ đến địa điểm mới cách đó 5km.

Đây là một phần trong kế hoạch 5 năm (2015 - 2019) để làm đẹp bờ sông, cải thiện môi trường và thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Tuy nhiên, điều này lại đẩy cộng đồng người Việt vào thế khó, bởi họ đã quen với cuộc sống ở chổ cũ và không có đất đai, giấy tờ tùy thân.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình khi đó đã lên tiếng kêu gọi: “Trên tinh thần mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, chúng tôi mong các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương Campuchia quan tâm, tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm ăn ổn định, đồng thời đảm bảo các quyền lợi hợp pháp trên mọi mặt đời sống”.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar