09/09/2024 14:49 GMT+7

Thủ tướng: Đề xuất đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn thế giới

Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030 hướng tới mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 - 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.

Thủ tướng: Đề xuất đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn thế giới - Ảnh 1.

Thủ tướng chủ trì phiên họp của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội - Ảnh: VGP

Sáng 9-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội), chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.

Cuộc họp cho ý kiến đối với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030.

Làm sâu sắc các thành tựu trong bối cảnh khó khăn

Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thường trực tiểu ban tiếp thu, giải trình và bổ sung các nội dung đã được Bộ Chính trị và các đại biểu cho ý kiến. Từ đó hoàn thiện thêm một bước dự thảo báo cáo để xin ý kiến Bộ Chính trị, trình Hội nghị Trung ương lần thứ 10 sắp tới để xin ý kiến Đại hội Đảng các cấp, trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Trong đó đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 cần làm sâu sắc hơn những thành tựu, trong bối cảnh thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, diễn biến phức tạp.

Việc đánh giá này để thấy rõ bản lĩnh, tự tin, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, nắm chắc tình hình của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

Từ đó đề ra mục tiêu giải pháp phù hợp, tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, bố trí nguồn lực, đi đôi với kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn để phát triển đất nước và xử lý các vấn đề mới nổi lên.

Cùng đó chỉ ra một số chỉ tiêu cần phấn đấu hơn nữa để đạt được như về tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong khi nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế còn khiêm tốn, xuất phát điểm thấp, độ mở cao nhưng sức chống chịu hạn chế và trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, phục hồi chậm.

Đối với phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030, Thủ tướng yêu cầu tiếp thu nội dung "ổn định để phát triển"; đổi mới tư duy phát triển đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, bảo đảm tính vượt trước dẫn đường, bứt phá trong một số lĩnh vực.

Đặc biệt là cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện có tính khả thi. Từ đó đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 - 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao.

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số

Về các nhiệm vụ giải pháp, cần tập trung huy động được nguồn lực xã hội, nhất là hợp tác công - tư, nguồn lực nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp; tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, làm sâu sắc hơn nội dung về nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Đặc biệt là các ngành mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, công nghiệp văn hóa. Cùng với đó tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, cải cách thể chế, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, doanh nghiệp là trung tâm.

Một số nhiệm vụ, đề án, dự án quan trọng cần thực hiện tạo tính đột phá, đó là: Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ.

Phát triển công nghiệp đường sắt; công nghiệp năng lượng xanh, năng lượng sạch; đề án chống biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long; các dự án liên kết vùng, nhất là đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, các tuyến đường sắt đô thị.

Các dự án cảng biển, cảng hàng không; năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình; hạ tầng số, các Trung tâm Dữ liệu quốc gia, vùng, ngành; các trung tâm tài chính, trung tâm thương mại mang tầm quốc tế...

Gần 30 đoàn đại biểu quốc tế xác nhận dự Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 tiếp tục ghi nhận sự quan tâm và tham gia của nhiều đoàn đại biểu quốc tế.



Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng để người dân tự do mua bán

Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng theo hướng người dân được tự do giao dịch, mua bán; tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng.

Thủ tướng: Nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng để người dân tự do mua bán

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng: Kiểm soát tại vườn, kiểm nghiệm tại chỗ

Sầu riêng Việt Nam đang có cơ hội vươn xa, nhưng nếu mở rộng vùng trồng thiếu kiểm soát đồng bộ về năng lực sản xuất và chất lượng sẽ là rủi ro lớn cho thương hiệu quốc gia đang dần được gây dựng.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng: Kiểm soát tại vườn, kiểm nghiệm tại chỗ

Ông Trần Lưu Quang: Cần cắt giảm 50% thủ tục cho mô hình liên kết nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp

Ông Trần Lưu Quang - bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương - nhấn mạnh tầm quan trọng của mô hình hợp tác '3 nhà' (nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp), trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm.

Ông Trần Lưu Quang: Cần cắt giảm 50% thủ tục cho mô hình liên kết nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp

Long An thu giữ gần 25 tấn sữa bột nghi hàng giả ​

Lực lượng chức năng tỉnh Long An phát hiện hơn 11.800 lon sữa bột nhiều nhãn hiệu như Z1000 Gold+, Sanaki Grow IQ Plus (Sun), Gold 1+... không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Long An thu giữ gần 25 tấn sữa bột nghi hàng giả ​

Thủ tướng: Khẩn trương nghiên cứu chính sách đánh thuế bất động sản với đất, nhà ở không sử dụng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh như vậy tại cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, hiệp hội, ngân hàng, doanh nghiệp về tình hình thị trường bất động sản vào chiều 24-5.

Thủ tướng: Khẩn trương nghiên cứu chính sách đánh thuế bất động sản với đất, nhà ở không sử dụng

Cần đảm bảo chất lượng yến sào phục vụ người dân

Ngày 24-5, Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết và vinh danh doanh nghiệp, cá nhân tiêu biểu năm 2024 với chủ đề 'Kết nối cộng đồng - Nâng tầm thương hiệu yến Việt' tại Tiền Giang.

Cần đảm bảo chất lượng yến sào phục vụ người dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar