29/11/2017 19:42 GMT+7

Thủ tướng Campuchia sang Trung Quốc tìm viện trợ

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Đối mặt với các chỉ trích từ các nước phương Tây sau khi đảng chính trị đối lập bị giải thể, Thủ tướng Hun Sen đang tìm kiếm sự ủng hộ thay thế từ Trung Quốc.

Thủ tướng Campuchia sang Trung Quốc tìm viện trợ - Ảnh 1.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một lần gặp mặt bên lề tại Jakarta, Indonesia - Ảnh: AFP

Ngày 29-11, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã lên đường sang Bắc Kinh, nơi ông dự kiến nhận được các cam kết đầu tư và viện trợ mới từ Trung Quốc.

"Chúng tôi muốn có thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Mekong. Chúng tôi còn muốn thêm nhiều nhiều con đường, những đoàn tàu lửa, thậm chí cả tàu điện trên không. Đó là những thứ chúng tôi muốn cho tương lai" - ông Sry Thamrong, trợ lý thân cận của ông Hun Sen, nói với các phóng viên tại sân bay quốc tế Phnom Penh ngày 29-11.

Quyết định giải thể đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) ngày 16-11 đã vấp phải những chỉ trích và lo ngại từ nhiều nước phương Tây. 

Thậm chí Mỹ lập tức tuyên bố ngừng viện trợ cho cuộc tổng tuyển cử năm 2018 của Campuchia và dọa thực thi thêm các biện pháp cứng rắn hơn. Liên minh châu Âu (EU) đe dọa kết thúc chương trình miễn thuế cho hàng hóa của Campuchia.

Mỹ và EU là hai thị trường nhập khẩu lớn của Campuchia, lần lượt chiếm 29% và 43% giá trị dệt may xuất khẩu, theo số liệu từ Tổ chức Lao động quốc tế. Năm 2015, dệt may chiếm 80% giá trị xuất khẩu của Campuchia, cán mức 6,8 tỉ USD. 

Một sự điều chỉnh chính sách của Mỹ và EU có thể ảnh hưởng đến những con số đẹp đẽ đó. Nguy cơ như vậy đang ngày hiển hiện sau khi CNRP bị giải thể.

"Chúng tôi đang cân nhắc và xem xét lại một cách rất thận trọng các chính sách đối với Campuchia" - Đại sứ Mỹ tại Campuchia William Heidt không giấu giếm ý định khi nói với Đài VOA.

Đèn xanh từ Trung Quốc...

Trong khi đó, sự hiện diện của Bắc Kinh đang ngày càng dày đặc ở Campuchia.

Sự quay lưng của Mỹ và EU có thể dẫn tới sự bỏ mặc của các định chế tài chính do những nước này dẫn đầu, như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) tại Campuchia. 

Nhưng các ngân hàng của Trung Quốc và do Trung Quốc dẫn dắt sẵn sàng lấp vào những khoảng trống đó, với những điều kiện ít ràng buộc chính trị.

Thủ tướng Campuchia sang Trung Quốc tìm viện trợ - Ảnh 2.

Học sinh Campuchia ôm chân dung ông Tập Cận Bình, vẫy cờ Trung Quốc khi ông đến thăm Campuchia hồi tháng 10-2016 - Ảnh: AFP

Báo cáo năm 2016 của IMF cho thấy nợ nước ngoài của Campuchia là gần 5,5 tỉ USD, trong đó Trung Quốc chiếm tới 70% (khoảng 3,9 tỉ USD).

Chuyến thăm tới Campuchia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2016 đã giúp Campuchia thoát khỏi khoản nợ 90 triệu USD, đi kèm với một cam kết viện trợ quân sự. 

Ít ai biết được đằng sau hành động tưởng chừng hào phóng đó, Trung Quốc đã mặc cả thêm vài dự án khác ở Campuchia, và hẳn nhiên, Bắc Kinh có toàn quyền quyết định.

Thực tế, những diễn biến chính trị gần đây ở Campuchia nhận được sự ủng hộ từ Trung Quốc. Trong lúc Phnom Penh bị phương Tây chỉ trích về việc CNRP bị giải thể, Bắc Kinh cho rằng đó là "nỗ lực bảo vệ sự ổn định chính trị của Phnom Penh", và rằng nó "sẽ giúp đất nước đạt được sự phát triển kinh tế, dẫn dắt người dân đối mặt với các thách thức trong lẫn ngoài nước".  

...Và lá thư Hun Sen gửi Donald Trump

"Đối với tôi, ngài là một tổng thống tuyệt vời", Thủ tướng Campuchia viết trong lá thư gửi tới Tổng thống Mỹ Trump. Bằng cách nào đó, nó đã được lan truyền trên mạng xã hội Campuchia những ngày gần đây.

Nhưng lá thư không hẳn tràn ngập những lời ca ngợi, kêu gọi đầu tư hay xóa nợ của Mỹ. Nó giống như một sự cảnh báo, một lời nhắc đầy khéo léo của ông Hun Sen.

"Chúng tôi luôn mong ngài sẽ luôn khỏe mạnh, thực hiện tất cả những dự định của bản thân, vì đất nước và người dân của ngài. 

Chính sách của ngài đã thay đổi nhưng đại sứ quán Mỹ và những nhà ngoại giao của ngài ở Phnom Penh dường như vẫn chưa bắt kịp điều đó

Thủ tướng Hun Sen viết trong lá thư gửi đến Tổng thống Mỹ Donald Trump

Phnom Penh cáo buộc CNRP, dưới sự hỗ trợ và xúi giục của Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia, đã toan tính lật đổ ông Hun Sen. Tại nước Mỹ, CNRP nhận được tiếng nói ủng hộ của các nghị sĩ Cộng hòa, đảng của ông Trump.

Giới chuyên gia phân tích rằng ông Trump sẽ chẳng quan tâm mấy đến vấn đề chính trị nội bộ của Campuchia. Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng sau vụ CNRP bị giải thể và tất cả chỉ dừng ở đó.

Khi ông Hun Sen tuyên bố không ngại Mỹ cắt mọi khỏi viện trợ, rằng hành động đó "sẽ không giết chết Chính phủ Campuchia, mà chỉ giết chết một nhóm những người đang phục vụ cho các chính sách của Mỹ", ông biết mình đang đứng ở đâu để nói điều đó.

TTO - Sự biến mất của Đảng Cứu quốc (CNRP) - đảng đối lập lớn nhất ở Campuchia - có thể đem lại giai đoạn ổn định cho đất nước chùa tháp.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam luôn theo sát tình hình trên Biển Đông.

Việt Nam khẳng định luôn theo sát tình hình trên Biển Đông

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng văn hóa

Bà Paetongtarn Shinawatra tuyên thệ nhậm chức bộ trưởng văn hóa, cùng nội các mới yết kiến nhà vua Thái Lan.

Danh sách thành viên nội các mới của Thái Lan, bà Paetongtarn làm bộ trưởng văn hóa

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Quyết định được đưa ra khi mức độ tín nhiệm với bà giảm mạnh và đất nước đối mặt làn sóng bạo lực từ các băng đảng.

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga

Đài CNN dẫn báo cáo của Ukraine cho biết Triều Tiên sắp đưa từ 25.000 đến 30.000 binh sĩ sang Nga hỗ trợ chiến sự tại Ukraine.

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga

Nghị sĩ Ukraine: Mỹ không còn là đồng minh của Kiev

Các nghị sĩ Ukraine chỉ trích Mỹ không ưu tiên Kiev, cho rằng điều này giúp Nga đạt bước tiến trên chiến trường.

Nghị sĩ Ukraine: Mỹ không còn là đồng minh của Kiev

Bộ Ngoại giao nói gì về 'thỏa thuận thương mại' với Mỹ?

Đoàn đàm phán Việt Nam và Mỹ đang phối hợp làm rõ nội dung điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Trump ngày 2-7.

Bộ Ngoại giao nói gì về 'thỏa thuận thương mại' với Mỹ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar