13/09/2022 23:04 GMT+7

Thử trải nghiệm đến nhà hát nghe nhạc như... đi phượt

Bài và ảnh: HUỲNH VY
Bài và ảnh: HUỲNH VY

TTO - Sẽ tiếp tục theo đuổi dự án xây nhà hát giao hưởng, nhạc - vũ kịch ở Thủ Thiêm? Chưa hiểu thì có nghe được nhạc hàn lâm? Trải nghiệm hòa nhạc như "đi phượt"... là những nội dung thú vị vừa được chia sẻ tại buổi "Tọa đàm về âm nhạc" chiều 13-9

Thử trải nghiệm đến nhà hát nghe nhạc như... đi phượt - Ảnh 1.

"Tọa đàm về âm nhạc" diễn ra suốt hơn 3 tiếng đồng hồ chiều ngày 13-9 tại Nhà hát TP.HCM

Nằm trong khuôn khổ Liên hoan nghệ thuật Giai điệu mùa thu 2022 tại Nhà hát TP.HCM, buổi tọa đàm đã diễn ra sôi nổi suốt hơn 3 tiếng đồng hồ với những góc nhìn đa chiều và góp ý thẳng thắn từ đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cùng các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà giáo dục uy tín trong lĩnh vực nghệ thuật hàn lâm.

Bên cạnh những đề tài mang tính "vĩ mô" về vai trò âm nhạc hàn lâm với nền văn hóa, các khách mời đã mổ xẻ những vấn đề thiết thực như nên làm gì để công chúng có thể tiếp cận, hiểu và thương nhạc hàn lâm, nhạc hàn lâm có khó hiểu...

Đặc biệt, câu hỏi về tương lai dự án xây nhà hát giao hưởng, nhạc - vũ kịch ở Thủ Thiêm được bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, giải đáp thẳng thắn: "Giai đoạn sau đại dịch, do cần ưu tiên các hoạt động an sinh và phục hồi kinh tế nên chúng ta phải tạm dừng dự án này, nhưng trong tương lai gần, mọi thứ sẽ được xúc tiến trở lại. Đó là nhiệm vụ đã được HĐND TP đặt ra qua nhiều nhiệm kỳ, và chúng tôi vẫn đang theo đuổi".

Bà Thúy cũng nhấn mạnh: "TP.HCM rất cần nhà hát, và cần nhiều hơn những thiết chế văn hóa xứng tầm với một đô thị được xem là đại đô thị của cả nước. Một nhà hát đạt chuẩn để các nghệ sĩ giới thiệu những tác phẩm chất lượng đến khán giả, để mời các đoàn nghệ thuật của thế giới đến giao lưu và từ đó phát triển. Chúng ta không thể nói mãi chuyện 'thôi thì cứ liệu cơm gắp mắm', có nhà hát thế này thì diễn thế này thôi. Chúng tôi không có tư duy đó".

Thử trải nghiệm đến nhà hát nghe nhạc như... đi phượt - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, trả lời các câu hỏi tại buổi tọa đàm

Liên quan đến đề tài này, nghệ sĩ violin Tăng Thành Nam chia sẻ: "Mọi người cứ hay nhầm xây nhà hát là để cho nghệ sĩ. Không phải! Chưa có nhà hát thì nghệ sĩ vẫn biểu diễn, vẫn theo nghề. Xây nhà hát là để cho công chúng được thưởng thức nghệ thuật ở mức tốt nhất có thể".

Nhạc trưởng Trần Vương Thạch, nguyên giám đốc Nhà hát HBSO, cũng góp ý: "Khi đã đúng thời điểm và đủ điều kiện thì sẽ hình thành được dàn nhạc và nhà hát. Chúng ta đã xây được lực lượng nghệ sĩ tốt và đầy đủ. 

Hiện nay, chúng ta gặp khó trong việc xây dựng nhà hát mới. Nhà hát hiện tại đã 120 năm tuổi và vẫn còn giá trị mỹ thuật, kiến trúc, lịch sử, tôi hiến kế thành phố giao nhà hát này cho Dàn nhạc HBSO". 

Thử trải nghiệm đến nhà hát nghe nhạc như... đi phượt - Ảnh 3.

Nhiều góc nhìn góp ý đa chiều đã được đặt ra tại buổi tọa đàm nhằm góp phần phát triển nghệ thuật hàn lâm

Với câu hỏi liệu không được học, không hiểu âm nhạc hàn lâm thì có thưởng thức được không, các chuyên gia đều đồng tình với chia sẻ của nhạc trưởng và nhà giáo dục âm nhạc Hoàng Điệp rằng "chưa cần hiểu thấu đáo thì người nghe vẫn có thể cảm được, cái cảm quan trọng hơn cái hiểu". 

"Chưa biết thì ta cứ cảm nhận như cách cảm một món ăn ngon. Chứ nếu nói phải học để hiểu nhạc hàn lâm rồi mới nghe được, thì phản tác dụng, người nghe không dám tiếp cận", ông Hoàng Ngọc Long, giám đốc Nhạc viện TP.HCM, bổ sung. 

Tôi cho rằng do chúng ta cần tạo được môi trường âm nhạc cho công chúng, xây dựng cộng đồng người nghe bằng cách cho các em nhỏ trải nghiệm từ bé, biến giờ học nhạc thành học thưởng thức âm nhạc...".

Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng

Thử trải nghiệm đến nhà hát nghe nhạc như... đi phượt - Ảnh 5.

Nhạc sĩ Dương Thụ đề xuất nên có nhiều chương trình theo mô hình "pop classic" của Anh, tổ chức những đêm diễn dễ nghe và phù hợp thị hiếu, đồng thời phải bán vé để tạo thói quen thưởng thức cho công chúng.

Thường xuyên tham gia các chương trình biểu diễn tiếp cận giới trẻ, nhạc trưởng Trần Nhật Minh khẳng định nhạc hàn lâm dành cho tất cả mọi người chứ không riêng những người hiểu. 

"Hãy cứ trải nghiệm và mở lòng đến nhà hát nghe hòa nhạc như cách các bạn đi phượt vậy. Phượt có người dẫn thì tốt, không ai dẫn vẫn có thể tự đi, và đi phượt không có bản đồ vẫn thú vị. Các bạn chẳng mất gì nhiều. Chỉ cần bỏ ra một tiếng rưỡi để thử khám phá một thứ gì đó mới mẻ và đã được kiểm chứng là nghệ thuật qua hàng trăm năm, điều đó rất xứng đáng chứ!", nhạc trưởng Trần Nhật Minh nói.

'Giai điệu mùa thu' khai mạc mỹ mãn: Niềm vui lớn của nghệ sĩ và khán giả

TTO - Liên hoan nghệ thuật 'Giai điệu mùa thu' vừa có đêm khai mạc đầy sôi nổi tối 10-9 tại Nhà hát TP.HCM với những tác phẩm âm nhạc nổi bật của thế giới và những giai điệu quen thuộc của Việt Nam, thu hút đông đảo công chúng đến thưởng thức.

Bài và ảnh: HUỲNH VY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar