02/03/2013 08:05 GMT+7

Thu phí, ATM vẫn trục trặc

ÁNH HỒNG
ÁNH HỒNG

TT - Ngày 1-3, một số ngân hàng bắt đầu thu phí rút tiền nội mạng, thế nhưng nhiều khách hàng bức xúc cho biết tình trạng máy ATM hết tiền, trục trặc... vẫn diễn ra.

Phóng to
Công nhân rút tiền tại máy ATM của Vietcombank trong Khu chế xuất Tân Thuận, Q.7, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng

11g30 ngày 1-3, chị Vân (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) ghé vào máy ATM của Ngân hàng (NH) Vietinbank đặt trong khuôn viên Bệnh viện quận 1 (đường Hai Bà Trưng, quận 1) để rút tiền nhưng máy ATM báo lỗi không giao dịch được. Chị Vân chỉ là một trong nhiều chủ thẻ gặp phải tình trạng này do chất lượng cung cấp dịch vụ của phần lớn các NH hiện vẫn không có gì thay đổi so với trước khi thu phí.

Tiếp tục hết tiền

Nhiều ngân hàng chưa thu phí nội mạng

Các ngân hàng chưa thu phí giao dịch ATM nội mạng như BIDV, Agribank, Vietinbank, Maritime Bank, Techcombank, VIB, SHB, NamA Bank, MDB, TienPhong Bank, BaoVietBank, DongA Bank, MB, PG Bank, SCB, ANZ, HSBC, ABBank, Southern Bank, Ocean Bank, Bac A Bank, Viet Capital Bank...

Tính đến nay ghi nhận mới có hai ngân hàng thông báo chính thức thực hiện thu phí từ ngày 1-3. Đó là Vietcombank: 1.000 đồng/giao dịch, SeaBank: 550 đồng/giao dịch.

L.THANH

Theo chị Vân, máy ATM không có dấu hiệu gì trục trặc, chỉ khi đưa thẻ vào, nhập mật mã và chọn số tiền cần rút thì máy nhả thẻ ra và màn hình hiện lên dòng chữ “Máy đang trong quá trình bảo dưỡng. Mời quý khách liên hệ với ngân hàng”. “Không biết máy bị hư từ khi nào nhưng ngoài buồng ATM NH không dán thông báo cho khách hàng biết” - chị Vân bức xúc nói.

Hiện tượng máy ATM gặp trục trặc đã xảy ra từ tối 28-2 khiến nhiều khách hàng nghi ngờ NH dồn khách hàng sang giao dịch ngày 1-3 để thu phí rút tiền nội mạng.

Anh Hùng (Phan Huy Ích, Q.Gò Vấp), chủ thẻ của Vietcombank, cho biết tối 28-2 cần tiền chi tiêu anh đã đi khắp các máy ATM của Vietcombank quanh khu vực anh sinh sống như cụm ATM trên đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình), cụm ATM trên đường Nguyễn Văn Lượng, rồi đến Phan Huy Ích (Q.Gò Vấp) nhưng máy nào cũng cạn tiền. “Có kinh nghiệm rút tiền nên tôi toàn chọn nơi có tập trung nhiều máy ATM chứ không đi đến điểm đặt máy riêng lẻ nhưng máy nào cũng hết tiền. Rất nhiều người rút tiền cùng thời điểm với tôi đã tỏ ra thất vọng” - anh Hùng bức xúc.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, khoảng 10g30 ngày 1-3, một trong bốn máy ATM trước cửa Vietcombank chi nhánh Kỳ Đồng, Q.3 cũng báo lỗi không giao dịch được. Do vậy khách hàng dồn hết vào ba máy ATM còn lại. Những điểm ATM khác, hiện tượng máy ATM hết tiền vẫn xảy ra, nhưng không đại trà. Mặc dù đã thu phí nhưng theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, mới chỉ có Vietcombank thông báo cụ thể mức phí cho khách hàng trên màn hình. BIDV, Vietinbank vẫn chưa dán thông báo tại các trụ ATM, trên màn hình cũng không hiển thị mức phí mới.

Phóng to
Vietcombank là một trong số ít ngân hàng thông báo mức phí dịch vụ ATM thu từ ngày 1-3 - Ảnh: thuận thắng

Rút ngắn khiếu nại

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 1-3, ông Trịnh Thượng Thức, trưởng phòng dịch vụ thẻ Vietcombank chi nhánh TP.HCM, cho biết theo quy định mới của NH Nhà nước, hiện thời gian xử lý các sự cố liên mạng của NH giảm từ hai tuần xuống còn một tuần. “Như vậy có nghĩa khi khách hàng báo xảy ra sự cố, các NH không chờ đến khi máy hết tiền mới xuống kiểm tra như trước mà phải kiểm tra ngay, các công đoạn của từng NH trong việc giải quyết sự cố cũng được xử lý nội trong ngày, như vậy mới kịp thời gian quy định của NH Nhà nước” - ông Thức nói.

Về vấn đề máy ATM vẫn còn xảy ra trục trặc không rút tiền được sau thời điểm NH thu phí rút tiền nội mạng, theo ông Thức, do nhiều máy ATM đặt ở các khu vực xa, do vậy phải 1-2 giờ sau khi xảy ra sự cố NH mới xuống kịp. Trường hợp sự cố xảy ra ban đêm cũng phải chờ đến sáng hôm sau vì lúc này không có nhân lực khắc phục. “Vietcombank đã gửi văn bản nhắc nhở các chi nhánh nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng quy định mới của NH Nhà nước” - ông Thức cho biết.

Vietcombank cũng thông báo từ ngày 1-3 phí rút tiền mặt trong hệ thống là 1.100 đồng mỗi giao dịch (đã tính VAT). Phí vấn tin, in sao kê, in chứng từ vấn tin giảm từ 1.650 đồng xuống 550 đồng/giao dịch. Vietinbank thông báo tạm thời chưa thu phí rút tiền nội mạng, còn BIDV sẽ miễn phí rút tiền nội mạng trong hai tháng, từ ngày 1-3 đến hết 30-4. Tuy nhiên BIDV thu phí chuyển khoản nội mạng bằng 0,05% số tiền giao dịch, mức tối thiểu là 2.000 đồng, tối đa 15.000 đồng. NH ACB tạm thời miễn phí rút tiền nội mạng cho khách hàng trong tháng 3, sau đó sẽ cân nhắc thời điểm chính thức thu phí.

NH Đông Á là NH duy nhất nằm trong nhóm NH đầu tư lớn cho hệ thống ATM miễn phí rút tiền nội mạng cho chủ thẻ đến hết năm 2013. Ông Trần Phương Bình - tổng giám đốc NH Đông Á - cho biết sẽ tiếp tục miễn phí rút tiền nội mạng cho khách hàng đến hết năm 2013. Cũng theo ông Bình, dù chưa thu phí rút tiền nội mạng nhưng trong năm 2013 NH tiếp tục đầu tư cho hệ thống ATM và thu phí trên những dịch vụ gia tăng như SMS banking, Internet banking.

Trong khi đó, các NH chiếm thị phần khiêm tốn trong mảng thẻ như OCB, VIB, SHB, SCB... đều miễn phí rút tiền nội, ngoại mạng cho chủ thẻ để giảm việc phải đầu tư thêm máy ATM trong tương lai.

Một số NH khác song song với việc tính toán giảm đầu tư cho hệ thống ATM, còn điều chuyển các máy ATM về đặt tại các chi nhánh của NH nhằm tiết kiệm chi phí thuê chỗ đặt máy.

Chưa có chế tài xử phạt

Vụ Thanh toán (NH Nhà nước) cho biết hiện chưa có chế tài xử phạt đối với những NH vi phạm quy định về chất lượng dịch vụ ATM. Đơn cử, theo quy định, các NH phải tiếp quỹ không được chậm hơn bốn giờ sau khi ATM hết tiền hay thời gian trả lời khiếu nại của khách hàng không quá năm ngày làm việc đối với giao dịch nội mạng. Nhưng nếu vi phạm quy định trên thì hiện tại vẫn chưa có chế tài xử phạt. Do vậy, NH Nhà nước đang hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi nghị định 202 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động NH, trong đó có nêu rõ chế tài xử phạt các NH vi phạm quy định về trang bị, quản lý và vận hành đối với dịch vụ ATM. Nếu vi phạm nhiều lần thì NH đó sẽ bị phạt tiền kèm với việc hạn chế mở rộng mạng lưới dịch vụ ATM.

LÊ THANH

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

ÁNH HỒNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh-Hà Đông lãi nhờ đâu?

Hanoi Metro, đơn vị vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội đã báo lãi sau thuế 15,4 tỉ đồng năm ngoái, tăng 17,5% so với năm 2023.

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh-Hà Đông lãi nhờ đâu?

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Bà Trần Thị Thắm, vợ ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội, muốn bán ra toàn bộ 12,48 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 24,05% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản

Lâm Đồng đề xuất Chính phủ cho phép giữ lại 50% nguồn thu từ khoáng sản, xin cơ chế đặc thù để phát triển hạ tầng và kêu gọi đầu tư sau sáp nhập với Bình Thuận, Đắk Nông.

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar