04/12/2020 17:26 GMT+7

Thu hoạch mẻ củ cải đầu tiên trồng ngoài không gian

LÊ CHUNG
LÊ CHUNG

TTO - Phi hành gia của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã thu hoạch mẻ củ cải đầu tiên trồng ngoài không gian, sẵn sàng mang về Trái đất để nghiên cứu.

Thu hoạch mẻ củ cải đầu tiên trồng ngoài không gian - Ảnh 1.

Phi hành gia Kate Rubins đang kiểm tra các cây củ cải trồng ngoài không gian vào ngày 27-11 - Ảnh: NASA

Theo báo SciTechDaily, ngày 30-11, phi hành gia Kate Rubins của NASA đã thu hoạch các cây củ cải trồng trong hệ thống trồng cây ngoài không gian tên là Advanced Plant Habitat (APH), trên trạm ISS. 

Cô tỉ mỉ thu hoạch và gói mỗi 20 cây trong một lá kim loại, bỏ vào ngăn trữ đông, chuẩn bị cho chuyến trở về Trái đất vào năm 2021 trên tàu con thoi của tập đoàn SpaceX.

Thí nghiệm trồng cây này mang tên Plant Habitat-02 (PH-02), là lần đầu tiên NASA trồng củ cải trên phòng thí nghiệm quay quanh Trái đất. NASA lựa chọn củ cải vì các nhà khoa học hiểu rõ về chúng và chúng trưởng thành chỉ trong 27 ngày. 

Các cây này cũng giàu dinh dưỡng và ăn được, đồng thời có tương đồng về gen với Arabidopsis, một loại cây hoa nhỏ là đối tượng nghiên cứu gần đây trong môi trường vi trọng lực.

"Chúng tôi trồng một loạt các loại cây nhằm xác định loài nào sống tốt trong môi trường vi trọng lực và cung cấp cân bằng dinh dưỡng cho các phi hành gia trên các sứ mệnh dài ngày", bà Nicole Dufour, quản lý chương trình APH của NASA, giải thích.

Thu hoạch mẻ củ cải đầu tiên trồng ngoài không gian - Ảnh 2.

Các cây củ cải được trồng trong môi trường thiết kế đặc biệt - Ảnh: NASA

Thí nghiệm này cho phép NASA xác định điều kiện chăm sóc tối ưu để tạo ra các cây chất lượng. Trong khi trồng ở ngoài không gian, cây củ cải không đòi hỏi nhiều công sức bảo dưỡng từ phi hành đoàn. 

Khác với các thí nghiệm trước đó vốn dùng đất sét xốp nạp trước phân bón được giải phóng từ từ, lần thí nghiệm này dựa trên việc tính toán chính xác các lượng khoáng chất cần thiết. Độ chính xác này sẽ giúp có được so sánh tốt hơn giữa lượng dinh dưỡng cung cấp và hấp thụ.

Buồng trồng cây sử dụng các đèn LED đỏ, lục, lam và trắng để kích thích cây tăng trưởng. Kèm theo đó là hệ thống quản lý tưới tiêu tinh vi cùng với camera kiểm soát và hơn 180 cảm biến giúp các nhà nghiên cứu tại Trái đất giám sát mức tăng trưởng và độ ẩm, nhiệt độ, nồng độ khí carbonic.

Chương trình trồng cây này sẽ hỗ trợ các sứ mệnh khám phá Mặt trăng và sao Hỏa trong tương lai mà ở đó các phi hành gia cần tự mình trồng trọt thức ăn cho chuyến thám hiểm dài ngày.

Trạm vũ trụ quốc tế ISS sẽ có phim trường, Tom Cruise không phải 'người mở hàng'

TTO - Sẽ có những thước phim siêu thực về vũ trụ được quay từ trạm vũ trụ quốc tế (ISS) thay vì trong các phim trường phông xanh trên mặt đất. Tài tử Tom Cruise dự định sẽ quay một bộ phim trên ISS nhưng anh không phải là "người mở hàng".

LÊ CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Một nghiên cứu mới cho thấy tất cả sinh vật sống, kể cả con người, đều tự phát ra một ánh hào quang mờ nhạt cho đến khi chết.

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Dù được 2 nhân viên khu du lịch này nhanh chóng cứu hộ đưa trở lại biển, nhưng con cá lại bơi vào bờ và chết sau đó không lâu.

Mai táng cho cá mái chèo mắc cạn ở biển Vĩnh Hy

Sửng sốt đười ươi có kỹ năng giao tiếp giống con người

Đười ươi biết thay đổi nhịp điệu tiếng kêu báo động tùy thuộc vào loại kẻ thù: khi nhanh và gấp gáp, lúc chậm và ít đều đặn hơn.

Sửng sốt đười ươi có kỹ năng giao tiếp giống con người

Trung Quốc bắt đầu tạo siêu máy tính đầu tiên trong không gian

Trung Quốc vừa phóng thành công những vệ tinh đầu tiên cho mạng lưới siêu máy tính trong không gian, một công trình chưa từng có trên thế giới.

Trung Quốc bắt đầu tạo siêu máy tính đầu tiên trong không gian

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Một đàn cá heo di cư bơi ngang qua vịnh Nha Trang với số lượng gần 100 con.

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar