25/03/2020 13:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

‘Thư Bill Gates’ về COVID-19 trên mạng: Sự thật là Bill Gates không chỉnh đốn ai

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Rất nhiều người đang tấm tắc khen ngợi và chia sẻ một thông điệp của tỉ phú Bill Gates có tựa đề “COVID-19 thực sự dạy chúng ta điều gì” có thể đã bị lừa.

‘Thư Bill Gates’ về COVID-19 trên mạng: Sự thật là Bill Gates không chỉnh đốn ai - Ảnh 1.

Siêu mẫu Naomi Campbell chia sẻ một thông điệp trên mạng và cảm ơn ông Bill Gates - Ảnh chụp màn hình

Trong tâm trạng mệt mỏi vì dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19), cư dân mạng tìm thấy sự an ủi từ "lá thư Bill Gates" nói trên.

Bằng câu từ được đầu tư cẩn thận, lá thư ấy được cho là nỗi lòng của tỉ phú Gates - nhà đồng sáng lập Microsoft, trong đó điểm qua những giá trị mà một đại dịch như COVID-19 mang lại.

Lá thư này cổ vũ con người ý thức hơn, nhìn lại bản thân mình, nhắc nhở ưu tiên cho gia đình, sức khỏe… kèm theo những thông điệp to tát như cứu lấy trái đất và mở ra kỷ nguyên mới.

Lời lẽ lọt tai của lá thư đặc biệt được nhấn với nhận định rằng đại dịch COVID-19 là một "great corrector" - kẻ chỉnh đốn vĩ đại.

Nhưng có vẻ như Bill Gates đang không muốn chỉnh đốn ai cả. Nhiều khả năng có ai đó đã mượn danh Bill Gates để "chỉnh đốn" xã hội.

Một số tờ báo hoặc trang tin chuyên bắt tin giả hôm 25-3 đi tìm sự thật và cho biết đây rất có thể lại là một sản phẩm tin tức giả mạo khác đang bùng phát không kém đại dịch, nhằm khai thác từ nỗi sợ cho tới sự phản đối dành cho kinh tế và các ngành công nghiệp "vô bổ" nào đó.

Theo Independent (Anh), "lá thư Bill Gates" này có khả năng đã được phát tán thông qua email và nền tảng mạng xã hội WhatsApp từ ngày 23-3, sau đó mọc lên như nấm trên mạng xã hội khác như Facebook hay Twitter.

Không chỉ "dân thường", cả người nổi tiếng như siêu mẫu Naomi Campbell hay tờ The Sun (Anh) cũng bị lừa khi chia sẻ và đưa tin về lá thư trên.

‘Thư Bill Gates’ về COVID-19 trên mạng: Sự thật là Bill Gates không chỉnh đốn ai - Ảnh 2.

Mạng xã hội Việt Nam cũng nhiều người "phát cuồng" về lá thư trên. Đây là hình ảnh thường xuất hiện những ngày qua kèm theo lá thư được cho của Bill Gates - Ảnh: Facebook

Một biểu hiện cho thấy lá thư này có vấn đề là việc The Sun sau đó xóa bài đăng, kèm theo lời xin lỗi.

Một phát ngôn viên của tờ báo Anh nói: "Dưới áp lực của nhiều sự kiện ngày hôm qua, The Sun bản trực tuyến đã sai sót khi đăng một câu chuyện lừa đảo vốn xuất hiện khắp trên các email. Câu chuyện hiện đã được gỡ. Mỗi ngày The Sun chọn không đăng hàng trăm câu chuyện và chúng tôi xin lỗi vì sai sót này".

Tương tự, Naomi Campbell cũng đăng thông điệp sai vì trích lời ông Gates trên Twitter và Instagram bên cạnh dòng bình luận riêng của người mẫu này: "Tôi hi vọng các bạn có thể tìm thấy sự an ủi trong những lời này. Cảm ơn Bill Gates".

Independent cho biết đã liên lạc với đại diện của Campbell và Quỹ Bill and Melinda Gates để phỏng vấn về vấn đề trên.

Ảnh dãy quan tài người di cư chết biến thành ảnh chết do COVID-19

TTO - Bức ảnh dãy quan tài chụp ở Ý không liên quan gì đến dịch COVID-19. Đây là ảnh chụp cách đây 6 năm rưỡi trong sự kiện người di cư châu Phi bị chìm tàu trên hành trình tìm đến miền đất hứa châu Âu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online

Công an Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo mạo danh doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc khi giá vàng biến động mạnh, nhằm tránh bị chiếm đoạt tài sản và thông tin cá nhân.

Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác khi giao dịch vàng bạc online

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Thông tin Philippines ngừng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm gây tranh cãi K-12 khiến dư luận hoang mang, Bộ giáo dục nước này đã nhanh chóng khẳng định đây chỉ là tin giả.

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật

Một bức ảnh chụp lại dòng dung nham từ núi lửa Etna trên đảo Sicilia ở Ý có hình giống chim phượng hoàng được xác nhận là ảnh thật, không phải sản phẩm trí tuệ nhân tạo như nhiều người nghi ngờ.

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật

Rò điện khi mưa, hiểu nhầm tai hại về xe điện ở Trung Quốc

Tin đồn xe năng lượng mới (xe điện và xe lai hybrid) rò điện khi trời mưa khiến nhiều người hoang mang tại Trung Quốc.

Rò điện khi mưa, hiểu nhầm tai hại về xe điện ở Trung Quốc

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Một video lan truyền trên TikTok ghi lại cảnh nhiều tàu du lịch xả nước thải chưa qua xử lý ra biển thực chất là giả mạo.

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Một video lan truyền trên mạng khiến nhiều người tin rằng nam ca sĩ Justin Bieber sẽ ra làm chứng trong phiên tòa xét xử tội buôn bán tình dục của Sean "Diddy" Combs. Tuy nhiên Hãng tin AFP xác minh đây là video cắt ghép giả mạo.

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar